| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 18/11/2014 , 09:02 (GMT+7)

09:02 - 18/11/2014

“Hai lúa” và Đại tướng quân

Chuyện anh “Hai lúa” Trần Quốc Hải hồi sinh cho hàng loạt xe bọc thép rồi được Hoàng gia Campuchia phong tặng huân chương Đại tướng quân đang thu hút sự chú ý đặc biệt trong dư luận./ Đại tướng quân "Hai Lúa": Tôi chế được thứ khó hơn xe thiết giáp!

Những chiếc xe thiết giáp này chủ yếu là loại BRDM2 và BTR60PB của quân đội Hoàng gia Campuchia, có nguồn gốc từ Nga, đã nằm chết từ hàng chục năm nay, đang chờ bán sắt vụn, rồi sau đó lại chế tạo thành công xe bọc thép mới cho họ.

Ngoài huân chương Đại tướng quân, anh "Hai lúa" Trần Quốc Hải còn được Chính phủ Campuchia cấp biệt thự, xe hơi và 18 ha vườn xoài.

Số xe bọc thép chết ấy, phía Campuchia đã hơn một lần mời các chuyên gia Nga, Ucraina và Việt Nam sang sửa chữa, nhưng đều bất lực.

Khi "Hai lúa" Trần Quốc Hải nhúng tay vào, thì không những chỉ làm cho chúng sống lại lâu, ông còn cho thêm chúng những tính năng mới mà trước đây chưa hề có: Vận hành 100 km chỉ mất 25 lít nhiên liệu so với 45 lít trước đây; tác xạ nhanh hơn; hỏa lực mạnh hơn; vòng xoay súng có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m trước đây…

Không chỉ hồi sinh hàng chục chiếc xe như vậy, khi phía Campuchia hỏi ông có chế tạo được xe bọc thép mới không, ông nhận lời liền. Lúc đầu ông định chế tạo loại xe theo mẫu V300 của Mỹ, loại xe “hot” nhất hiện nay, có giá 18 triệu USD/chiếc.

Phía Campuchia không nghe, họ muốn có một loại xe của riêng họ, phù hợp với địa hình và điều kiện tác chiến của đất nước họ. Thế là ông chế tạo 11 chiếc xe bọc thép mới, trong điều kiện thiếu thốn nghiêm trọng về vật tư, trang thiết bị, chỉ trong 4 tháng, được các tướng lĩnh Campuchia ca ngợi là “Kỳ quan Ăng-co thu nhỏ”. 11 chiếc xe này đã được tham gia lễ diễu binh của Campuchia vào ngày 13/10/2014.

Ông Trần Quốc Hải không được học qua bất kỳ trường lớp nào. Nhưng hiển nhiên ông là bậc kỳ tài. Tài hơn bất cứ một GS-TSKH đầu ngành nào của Việt Nam trong lĩnh vực ấy. Thế nhưng vì sao ở Việt Nam, ông vẫn chỉ là một “Hai lúa”, chẳng được ai dùng vào việc gì?

Chúng ta đang kêu gọi trọng dụng nhân tài. Nhưng có lẽ tiêu chuẩn để đánh giá nhân tài ở ta có khác. Phải chăng ở ta, chỉ những người có bằng cấp cao ngất ngưởng, ngồi trên những cái ghế cao ngất ngưởng, mới được gọi là người tài (chắc chắn không ít ông, nhờ được những “thày” dạng PGS.TS Đàm Khải Hoàn ở Đại học Y dược Thái Nguyên “giúp đỡ”, với cái giá vài ba trăm triệu, mà có được những bằng cấp cao ngất ngưởng đó)?

Trong khi ở Campuchia, họ chẳng cần biết ông Hải học trường nào. Bảo ông sửa chữa, chế tạo xe bọc thép, họ cũng chẳng ký hợp đồng với ông. Ông yêu cầu đưa 200.000 USD, họ đưa ngay, chẳng thèm bắt ông ký tá. Họ chỉ cần hiệu quả công việc.

Bên ta, để lấy được số tiền ấy, chắc chắn ông phải mở được hàng chục cái “khóa” thủ tục, mất hàng năm trời. Và rất có thể ông sẽ phải cắt lại phần trăm phần nghìn. Để cuối cùng số tiền ông được cầm có khi chỉ còn trên dưới trăm ngàn USD. Không đủ tiền mua vật liệu xịn, ông sẽ phải nhét những thứ lởm khởm, kém chất lượng vào công trình cho “đúng quy trình”. Đến lúc việc không thành, thì chỉ cần “đổ lỗi” là xong.

Ôi nhân tài. Nhân tài là nguyên khí, là rường cột quốc gia. Nhân tài như cái chuông vàng. Hiện tượng Trần Quốc Hải nói lên điều gì, nếu không phải là “Chuông vàng bỏ xó, Chĩnh đất kêu oang”?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm