| Hotline: 0983.970.780

Hậu cần nghề cá vững mạnh ra Trường Sa

Thứ Sáu 03/06/2011 , 10:29 (GMT+7)

Các hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản cũng như cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân Việt Nam tại khu vực Trường Sa của nước ta vẫn diễn ra bình thường và hiệu quả.

* Trực ban, sẵn sàng trợ giúp tàu cá 24/24h.

* Thành lập Chi bộ Đảng dân sự đầu tiên tại đảo Đá Tây. 

Tàu hậu cần nghề cá của ESF đưa nhiên liệu và nhu yếu phẩm ra Trường sa phục vụ ngư dân

Trước nhiều hành động quấy phá của tàu Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại các khu vực biển thuộc chủ quyền của nước ta ở quần đảo Trường Sa, các hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản cũng như cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân Việt Nam tại khu vực Trường Sa của nước ta vẫn diễn ra bình thường và hiệu quả.

 

Lúc 14h chiều qua (2/6), tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông (viết tắt là ESF, trụ sở tại 211 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TPHCM) mang theo một lượng lớn nhu yếu phẩm, nước ngọt, xăng dầu... đã rời cảng Cát Lở (TP Vũng Tàu) tiến ra trụ sở tại đảo Đá Tây (thuộc Quần đảo Trường Sa). Ông Lương Quốc Vinh - GĐ Cty khẳng định, việc cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cung cho tàu của ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt, lưu trú dài ngày tại các khu vực đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện vẫn hoạt động một cách bình thường và hiệu quả. 

ESF là một trong những DN thương mại lớn tại phía Nam, cung cấp chuyên nghiệp các dịch vụ hậu cần nghề cá như: xăng dầu, nước ngọt, các nhu yếu phẩm như gạo, thực phẩm... từ đất liền ra phục vụ nhu cầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ hay lưu trú dài ngày tại các vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa. Cty này cũng sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ dân sự như cứu hộ, cứu nạn các tàu cá của ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển, liên lạc, trợ giúp cho các tàu cá tránh bão, chuyển người bị thương từ các đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa tới đảo Trường Sa Lớn để chữa trị...  

Có trụ sở chính tại đảo Đá Tây (thuộc quần đảo Trường Sa), dịch vụ cung ứng nhiên liệu và các nhu yếu phẩm của Cty này hiện đã mở rộng tới các ngư trường quanh quần đảo Trường Sa như Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Trường Sa Tây... Để giúp ngư dân yên tâm đánh bắt, ESF đã cam kết luôn cung cấp giá nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho ngư dân với giá cả ngang với giá bán trong đất liền. Mặt khác, Cty đã dành kinh phí chở nước ngọt từ đất liền ra hỗ trợ miễn phí cho ngư dân đánh bắt tại Trường Sa.  

Trao đổi với PV NNVN trước lúc tiễn tàu hậu cần nghề cá của Cty ra Trường Sa, ông Lương Quốc Vinh phấn chấn nói: Trước đây, việc đánh bắt dài ngày của ngư dân tại Trường Sa gặp nhiều khó khăn do hết nguyên liệu và thực phẩm, phải về đất liền. Từ khi có dịch vụ của Cty cung ứng, bà con đã có thể dồn sản phẩm sang một tàu chở về đất liền tiêu thụ, các tàu còn lại sẽ lưu trú lại Trường Sa để tiếp tục đánh bắt. Vì vậy mà chi phí xăng dầu và sản lượng đánh bắt tăng lên rất cao. Đặc biệt là các tàu câu mực xà. Hiện tại, mỗi ngày đã có thường xuyên từ 30-40 tàu công suất lớn của ngư dân Việt Nam lưu trú lại Trường Sa.  

Sắp tới, Cty này sẽ đầu tư thêm NMSX đá lạnh ngay tại Trường Sa để đáp ứng nhu cầu ướp lạnh, bảo quản cá dài ngày của ngư dân lưu trú tại Trường Sa. Ông Vinh cũng nhấn mạnh, Cty hiện đủ năng lực cung cấp đầy đủ, liên tục mọi nhu cầu cho ngư dân khai thác hải sản tại khu vực Trường Sa.  

Xung quanh tình hình gây hấn của các tàu Trung Quốc, ông Vinh cho biết mặc dù các các tàu chở hàng của Cty trong thời gian qua chưa đụng độ với tàu Trung Quốc lần nào. Tuy nhiên theo ngư dân đánh bắt tại Trường Sa phản ánh thì thời gian qua, họ liên tục bị các tàu cá hoặc giả dạng tàu cá của Trung Quốc liên tục ngăn cản, uy hiếp trắng trợn ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta.  

Tháng 4/2011, sau khi được sự đồng ý của Đảng bộ TPHCM, ông Lương Quốc Vinh, GĐ Cty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông đã có chuyến công tác ra đảo Đá Tây, kết hợp với cán bộ Hải quân trên đảo để mở lớp bồi dưỡng kiến thức Đảng cho cán bộ nhân viên của Cty. Đồng thời kết nạp Đảng viên mới và làm lễ thành lập chính thức Chi bộ Đảng của Cty tại đảo Đá Tây. Đây là Chi bộ Đảng dân sự đầu tiên được thành lập tại đảo Đá Tây.

Trước tình hình này, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng IV kết hợp với lực lượng Hải quân tại đảo Đá Tây giao cho Cty tham gia công tác trợ giúp, cứu hộ cho ngư dân hoạt đông trên quần đảo Trường Sa khi gặp sự cố. Hiện tại, công tác giữ trực ban, liên lạc với ngư dân qua Radio Aicom và mạng di động Viettel tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn được duy trì liên tục 24/24 giờ. 

Tàu của ngư dân hoạt động hợp pháp tại các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa, cách đảo Đá Tây trong phạm vi 3-5 hải lý, khi cần nhu cầu mua nhiên liệu, nhu yếu phẩm, gặp nạn, gặp sự cố hay bị tàu nước ngoài uy hiếp cản trở việc khai thác thủy sản có thể gọi ngay bằng bộ đàm (Radio Ai-com) với Cty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông tại đảo Đá Tây theo tần số: 8994 và 7530. 

Ngoài ra, các tàu hoạt động tại các khu vực khác thuộc quần đảo Trường Sa khi cần trợ giúp cũng có thể liên lạc với trực ban của Cty tại đảo Đá Tây qua số thuê bao di động của mạng Viettel: 01679 676 277. Cty sẽ liên lạc với các lực lượng như Biên phòng, Hải quân và Cảnh sát biển tại các đảo ở quần đảo Trường Sa để kịp thời trợ giúp.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại hoạt động của ESF tại Trường Sa:

Vận chuyển nước ngọt miễn phí từ đảo Đá Tây đến tàu ngư dân

Bể lưu trữ cá cho ngư dân lưu trú lâu ngày tại Trường Sa

Cán bộ của Cty TNHH MTV Dịch vụ khai thác Hải sản Biển Đông ra với Trường Sa

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm