| Hotline: 0983.970.780

Hiến đất, tiền của làm cầu, đường giao thông nông thôn

Thứ Bảy 29/10/2016 , 13:15 (GMT+7)

Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác Hồ, từ năm 2011 - 2016, nông dân các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp đã tự nguyện hiến trên 254.000m2 đất làm đường giao thông, đóng góp hàng tỷ đồng, hàng triệu ngày công lao động...

10-51-26_lm-lo-dn-tu-viec-hien-dt-gop-tien-cong-suc-cu-moi-nguoi-ti-x-phu-cuong-htn
Xây dựng đường giao thông nông thôn từ đóng góp tiền của và công sức của nhân dân
 

Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác Hồ, từ năm 2011 - 2016, nông dân các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp đã tự nguyện hiến trên 254.000m2 đất làm đường giao thông, đóng góp hàng tỷ đồng, hàng triệu ngày công lao động làm mới và sửa chữa 1.422 cây cầu các loại...

Nhiều hộ, tự nguyện hiến đất, bỏ tiền cả trăm triệu đồng làm đường, xây cầu nông thôn… giúp bà con đi lại thuận lợi, góp phần hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của nhân dân…

Hơn một năm nay, tuyến lộ nông thôn huyết mạch nối liền từ tuyến dân cư bờ Đông kênh Kháng Chiến đến ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông bị xuống cấp trầm trọng; mặt đường bị lầy lội, trơn trợt… gây khó khăn trong việc lưu thông đi lại của người dân và thường xảy ra va chạm cũng như tai nạn giao thông đáng tiếc.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của UBND xã, ông Trần Việt Hoàng - ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A đã tự nguyện xuất tiền cá nhân của gia đình mình trên 30 triệu đồng để mua đá núi (dăm) và huy động lực lượng thanh niên-nông dân quanh xóm... ra quân khẩn trương tu sửa những chỗ hư hỏng trên tuyến lộ nông thôn và rải đá mặt đường toàn tuyến… với tổng chiều dài trên 3.000 m, chiều ngang hơn 1 m.

Sau hơn nửa tháng thực hiện, đoạn đường nông thôn nêu trên đã được sửa chữa xong, không chỉ nhiều người dân, học sinh, giáo viên và phương tiện xe lưu thông được dễ dàng… mà còn tạo được vẻ mỹ quan cho bộ mặt nông thôn ở đia phương.

10-51-26_lot-dn-mt-duong-nong-thon-o-pc-htn-bng-nguon-dong-gop-cu-nn-v-nd
Xây dựng đường giao thông nông thôn từ đóng góp tiền của và công sức của nhân dân
 

Không chỉ tự nguyện sửa đường, chỉ tính từ đầu năm 2011 đến nay, ông Trần Việt Hoàng còn tự nguyện xuất tiền cá nhân của gia đình mình trên 100 triệu đồng để đóng góp cùng chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng hoàn chỉnh 4 cây cầu dây văng bắc ngang các tuyến kênh Kháng Chiến, kênh An Long 2 và kênh Ba Răng. Tổng chiều dài các cây cầu dây văng hơn 200m, chiều ngang từ 2 - 2,5m, tải trọng hơn 2 tấn… Tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 1 tỷ đồng!

Nhiều năm qua, tuyến lộ nông thôn huyết mạch nối liền từ tuyến dân cư bờ Tây kênh Đồng Tiến ấp An Phú, xã An Long đến ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bị xuống cấp trầm trọng; mặt đường bị lầy lội, trơn trợt… gây khó khăn trong việc lưu thông đi lại của người dân và thường xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Từ thực tế trên, UBND xã An Long đã họp dân triển khai thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và rải đá núi mặt đường nêu trên theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Theo đó, đa số người dân ở ấp An Phú, xã An Long đều đồng thuận hiến đất và tự nguyện di dời cây cối, vật kiến trúc, giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông.

Một trong những hộ tiên phong trong công tác này là ông Nguyễn Văn Leo (sinh 1929) ngụ ấp An Phú, xã An Long. Ông Leo đã tự nguyện hiến tặng 100m2 đất phía trước nhà, trị giá trên 50 triệu đồng và chặt đốn cây trồng để tạo thuận lợi cho đơn vị thi công mở rộng, nâng cấp đường giao thông. Bên cạnh đó, ông Leo còn tự nguyện tháp tùng cùng với đoàn vận động của địa phương đi đến từng nhà vận động bà con nông dân quanh xóm tự nguyện hiến đất làm đường và được nhiều người dân đồng tình hưởng ứng rất cao...

Trong quá trình thi công đường giao thông, ông Leo cũng không ngại khó khăn, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra và đôn đốc đơn vị thi công thực hiện đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch và đạt chất lượng theo yêu cầu đã đề ra. Nhờ vậy, mà đoạn đường nông thôn nêu trên đã được nâng cấp, mở rộng và rãi đá núi mặt đường hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Toàn tuyến lộ này, có chiều dài trên 2.100m, chiều ngang 5m, cao trình vượt lũ năm 2000. Sau khi hoàn thành, không chỉ nhiều người dân, học sinh, giáo viên và phương tiện xe lưu thông được dễ dàng mà còn tạo được vẻ mỹ quan cho bộ mặt nông thôn ở đia phương. Ông Nguyễn Văn Leo phấn khởi: “Tôi suy nghĩ, từ trước tới giờ con lộ của mình bị lầy lội như thế. Bây giờ, bà con đã quyết tâm làm con lộ, tôi có hiến số đất để làm con lộ này cho hoàn chỉnh cho con em và bản thân mình đi lại, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng; giáo viên và học sinh đến Trường được thuận lợi; bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển, tránh được những tai nạn… Điều này tôi rất là vui mừng!”.

Ông Phùng Thế Trường - Trưởng Ban Nhân dân ấp An Phú, xã An Long nhận xét: “Chúng tôi ghi nhận sâu sắc tấm lòng thiện nguyện của ông Leo đã đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Khi hay tin địa phương làm đường thì ông Leo xung phong hiến tặng mảnh đất của mình để thực hiện. Tinh thần hăng hái vì cuộc sống cộng đồng của ông Leo rất đáng khen ngợi!”.

Tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, trong nhiều hộ dân tự nguyện đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cầu đường nông thôn có ông Nguyễn Văn Chầu, sinh năm 1941 là một điển hình. Ông Chầu là một Cựu chiến binh, quê ở xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò đến cư ngụ tại ấp A, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hồi đầu năm 2015. Gia đình ông có nguồn thu nhập bình quân hằng năm trên 60 triệu đồng từ 27 công ruộng lúa. Chín người con của ông Chầu đều có việc làm ổn định.

10-51-26_o-chu-duoc-tro-giy-cm-t-cu-chinh-quyen-di-phuong-ve-dong-gop-tien-cong-suc-lm-duong-nong-thon
Ông Nguyễn Văn Chầu (đứng giữa) nhận giấy khen của chính quyền địa phương
 

Ông Chầu cho biết: Thấy tuyến lộ nông thôn bờ Bắc kênh Đồng Tiến thuộc ấp A, xã Phú Cường bị xuống cấp trầm trọng; mặt đường bị lầy lội, trơn trợt… gây khó khăn trong việc lưu thông đi lại của người dân nên ông Chầu cùng 19 hộ dân ở địa phương đã tự nguyện đóng góp sức người và tài lực để cải tạo, nâng cấp và rải đá mặt đường này.

Toàn tuyến lộ bờ Bắc kênh Đồng Tiến được rải đá mặt có chiều dài trên 3.000m, chiều ngang 0,8m. Kinh phí đầu tư hơn 40 triệu đồng và nhiều ngày công lao động. Trong đó, ông Chầu đã tự nguyện đóng góp 35 triệu đồng và 5 ngày công. Công trình được thực hiện vào ngày 25/7/2015 và hoàn thành vào ngày 30/7/2015. Sau khi hoàn thành, không chỉ nhiều người dân, học sinh, giáo viên và phương tiện xe lưu thông được dễ dàng mà còn tạo được vẻ mỹ quan cho bộ mặt nông thôn ở đia phương.

Ông Nguyễn Văn Chầu phấn khởi bày tỏ: “Tôi suy nghĩ, từ trước tới giờ tuyến lộ nông thôn ấp A của mình bị sình lầy, nắng bụi-mưa bùn như thế. Bây giờ, bà con đã quyết tâm làm con lộ, tôi có công đóng góp để làm mặt lộ này hoàn thành cho con em và bà con mình đi lại, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng… Thực hiện xong con đường, tôi mừng lắm!”.

Ông Huỳnh Thanh Tú - Trưởng Ban Nhân dân ấp A, xã Phú Cường nhận xét: “Chúng tôi hoan nghênh tinh thần tự nguyện của ông Chầu đã đóng góp tích cực vào hoạt động xã hội và chương trình xây dựng lộ nông thôn ở địa phương, góp phần tích cực giúp người dân lưu thông đi lại dễ dàng, giáo viên và học sinh đi dạy và học thuận tiện, hạn chế những vụ va chạm giao thông đáng tiếc xảy ra”.

10-51-26_cd-ong-nguyen-vn-leo
Ông Nguyễn Văn Leo
 

Nghĩa cử cao quý của ông Nguyễn Văn Leo, ông Trần Việt Hoàng và ông Nguyễn Văn Chầu thật đáng trân trọng! Chính quyền và nhân dân các xã An Long, Phú Thành A và Phú Cường huyện Tam Nông rất phấn khởi và biểu dương việc làm ý nghĩa thiết thực của ông Leo, ông Hoàng và ông Chầu để mọi người học tập, noi theo.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm