| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 04/05/2010 , 11:10 (GMT+7)

11:10 - 04/05/2010

Hơn cả cầm thú

Chuyện nhiều nhóm nữ học sinh mặt đằng đằng sát khí, xúm lại “đánh hội đồng” bạn mình trong lúc hàng chục bạn khác điềm tĩnh ngồi xem, dùng điện thoại quay phim phát tán…khiến dư luận chưa thôi bức xúc, thì nay cả xã hội lại bổ chửng trước những hình ảnh rõ mồn một việc một cháu bé bị hành hạ vô cùng dã man vừa được báo đài đưa tin.

Nhiều khán giả xem truyền hình sững sờ thốt lên: "Không tin được. Tại sao dưới chế độ ta lại có kiểu tra tấn người như dưới thời phong kiến như vậy?".

Nhớ lại vài năm trước, chuyện cô bé Đỗ Thị Thông (Bình) bị vợ chồng gã chủ quán phở hành hạ nhiều năm, đến nỗi trên mình cháu chi chít sẹo…từng khiến dư luận phẫn nộ một thời. Nhưng hành hạ trẻ em đến mức như vợ chồng Huỳnh Thanh Giang- Mã Ngọc Thơm (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đã hành hạ cháu Hoàng Anh, một cháu bé mới 14 tuổi, thì sự dã man, đã vượt khỏi sự hình dung của mọi người.

Đúng vào ngày 30/4, khi cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 35 năm ngày non sông liền một giải, thì công an huyện Đầm Dơi đã cứu được cháu Hoàng Anh khỏi nhà Giang- Thơm, cặp vợ chồng mà cháu vẫn gọi bằng cậu mợ, đưa cháu vào bệnh viện tỉnh Cà Mau cấp cứu. Cháu nhập viện trong điều kiện đa chấn thương, khắp người lở loét y như một tên nô lệ bị chủ hành xác sắp đến lúc tàn hơi.

Tình trạng trên là hậu quả của cả một quá trình dài cháu bị hành hạ. Vợ chồng tên chủ trại tôm mất hết nhân tính này đã áp dụng những kiểu đánh Hoàng Anh chỉ có ở thời trung cổ hay trong những nhà tù đế quốc thời nước ta còn trong vòng nô lệ: Dùng thanh tre đánh, dùng kìm bẻ răng (chính 5 cái răng cháu bị gẫy là do bị bẻ bằng kìm), dùng kìm bấm vào môi, nướng sắt chín đỏ dí vào người, dùng bàn là nóng là vào da thịt…

Tục ngữ có câu “Chú như cha, cậu như mẹ”. Vì cuộc sống khó khăn, mẹ của Hoàng Anh đã phải gửi cháu cho Giang- Thơm để bươn chải kiếm ăn. Tiếng là gửi cậu mợ nhờ cưu mang, nhưng ở nhà này, cháu đã phải làm việc cật lực. Tại sao hai con người mang danh là "cậu mợ" lại có thể hành hạ cháu một cách dã man như vậy?

Trong tôi bật dậy câu hỏi ấy khi xem truyền hình. Và nhiều người cũng đã điện thoại hỏi tôi câu ấy. Trả lời sao đây? Phải chăng đây là sự sa đoạ đến tận cùng về nhân cách? Phải chăng đây là sự chiến thắng, sự lên ngôi của thú tính trong con người? Chưa đúng. Cùng loài với nhau, con thú nọ có thể cắn con thú kia, nhưng chỉ khi chúng tranh dành lãnh địa, tranh ăn hoặc tranh tình thôi. Khi những con yếu hơn đã phải rời lãnh địa do chúng chiếm lĩnh, đã nhường miếng ăn hay nhường tình cho chúng, thì không bao giờ chúng truy đuổi, hành hạ kẻ yếu nữa.

Vợ chồng Giang- Thơm đã hành hạ một đứa trẻ thân cô thế cô, yếu đuối, hoàn toàn không có sức tự vệ, đến cùng. So sánh hành vi của cặp vợ chồng này với loài thú, nếu có lý trí, thì chắc chắn những con thú sẽ nổi giận vì con người đã xúc phạm đến chúng.

Vậy thì vì sao? Vì sao? Xin những bậc thức giả hãy chỉ bảo cho.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm