| Hotline: 0983.970.780

Hơn cả tiếng thở dài!

Thứ Hai 13/08/2012 , 11:00 (GMT+7)

Sau hai kỳ Thế vận hội liên tiếp có huy chương, Việt Nam đã lần đầu tiên trắng tay rời giải.

VĐV Diệu Linh (trái) bại trận trước VĐV người Đức

Kỳ đại hội được đánh giá là thành công của đoàn thể thao Việt Nam (TTVN), với 18 suất chính thức giành vé, đã kết thúc theo kịch bản ít ai mong muốn. Sau hai kỳ Thế vận hội liên tiếp có huy chương, Việt Nam đã lần đầu tiên trắng tay rời giải.

Ngành thể thao đã phải chi bao nhiêu tiền cho chiếc huy chương Olympic? Đây là câu hỏi rất nhiều người muốn sáng tỏ vào thời điểm hiện tại. Nếu xem việc giành huy chương ở Olympic là thước đo cho sự phát triển của thể thao Việt Nam, dư luận hoàn toàn có lý do để lo lắng, chúng ta đang thụt lùi so với thế giới, thậm chí là ngay trong khu vực.

Thái Lan, Malaysia, hay Indonesia đều đã duy trì thành tích rất ổn định ở Olympic, cho dù số lượng huy chương đoạt được chưa thật sự nhiều. Việt Nam sau tám năm nếu tính từ Olympic Sydney 2000 khi võ sỹ Taekwondo Trần Hiếu Ngân mang về chiếc HCB đầu tiên, đã rơi vào cảnh trắng tay trong bối cảnh tham dự đại hội với số lượng VĐV đi theo cửa chính đông nhất: 18 người.

Để chuẩn bị cho 18 VĐV trên, ngành thể thao đã phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ. Đấy là chưa kể giai đoạn chuẩn bị, không ít VĐV được đầu tư nhưng trượt vé.

Trở lại với câu hỏi ở trên, chỉ đơn cử với 2 VĐV Chu Hoàng Diệu Linh và Lê Huỳnh Châu, giai đoạn chuẩn bị trước thềm Olympic London đã tiêu tốn 200.000 USD (khoảng 4 tỷ đồng). Số tiền này dùng cho chi phí tập huấn nước ngoài, thuê chuyên gia và quân xanh (đều của Hàn Quốc). Trước khi Olympic bắt đầu, Huỳnh Châu và Diệu Linh thậm chí được đưa sang Pháp để tiếp tục cọ xát với các VĐV có cùng trường phái thi đấu như các đối thủ ở Olympic. Chu đáo như vậy, nhưng rốt cuộc cả Huỳnh Châu và Diệu Linh đều bị loại ngay sau vòng đầu tiên.

Thất bại ở Olympic London lần này dẫn đến một vấn đề cần thiết phải đặt ra, là thể thao Việt Nam đã phát triển như thế nào trong tám năm qua?

Rất nhiều ý kiến đều đi đến chung một kết luận, là ngành thể thao chưa thực sự vạch ra được một hướng đi mang tính chiến lược lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế, con người của Việt Nam. Việc thiếu vắng một “nhạc trưởng” đủ tầm đã khiến các môn thể thao của Việt Nam rơi vào cảnh mạnh ai nấy chạy.

Nhà báo Nguyễn Lưu (báo Đầu tư), khi phân tích nguyên nhân thất bại của Việt Nam ở Olympic London đã đề cập đến vấn đề này, như một nguyên nhân hàng đầu. Theo ông Lưu, thì cần thiết thể thao Việt Nam cần phải có một “tư lệnh ngành” đúng nghĩa, đủ khả năng tập hợp lực lượng, định ra chiến lược phát triển lâu dài.

Thực tế ở các bộ ngành khác, người đứng đầu được xem là tư lệnh ngành. Trong khi đó thể thao, đơn vị trực tiếp nắm về chuyên môn là Tổng cục TDTT lại không được nắm quyền lực thực sự. Cơ cấu tổ chức của Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT chỉ là đơn vị cấp hai, trực thuộc Bộ. Đây là lý do nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Bửu mới đây đã lên tiếng đề xuất tách thể thao thành một ngành độc lập với Văn hoá và Du lịch như ban đầu.

Đề xuất của ông Bửu hiện chưa được xem xét. Từ nay cho đến khi ngành thể thao tìm được một giải pháp thực sự hữu hiệu, rất có thể người hâm mộ Việt Nam sẽ lại phải tiếp tục chứng kiến cảnh các VĐV đi thi với tinh thần “thi xong xuôi tất cả lại về” như những gì vừa diễn ra ở Olympic London. 18 VĐV tranh tài, nhưng không một tấm huy chương.

Nói đến nỗi buồn của thể thao Việt Nam, thật không khác một tiếng thở dài.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm