| Hotline: 0983.970.780

Huyện giàu nhờ cao su

Thứ Ba 21/09/2010 , 10:57 (GMT+7)

Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua tỉnh Quảng Bình, phóng tầm mắt nhìn ra xa, màu xanh của những rừng cây cao su đã phủ kín trên diện tích vùng gò đồi phía tây Quảng Bình...

*Cầm vàng trắng... vẫn lo

Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua tỉnh Quảng Bình, phóng tầm mắt nhìn ra xa, màu xanh của những rừng cây cao su đã phủ kín trên diện tích vùng gò đồi phía tây Quảng Bình. Đến nay, diện tích cây cao su toàn tỉnh Quảng Bình hơn 11.800 ha. Trong đó, riêng huyện Bố Trạch đã trồng được hơn 8.800 ha và người dân của huyện Bố Trạch đang làm giàu từ thế mạnh này.

Ông Lê Thanh Khuyến, Chủ tịch UBND xã Phú Định (Bố Trạch) đưa chúng tôi đi thăm rừng cao su của bà con trong xã. Những rừng cao su vào độ tuổi khai thác chạy ngút tầm mắt. Ông Khuyến cho hay: “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng gò đồi, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân khai hoang, phục hóa để đưa cây cao su vào trồng trên đất Phú Định. Thực tế cho thấy, cây cao su đã và đang phát huy được hiệu quả cao.

Xã Phú Định là một trong hai xã có diện tích cao su lớn nhất huyện Bố Trạch. Đến nay, Phú Định có 700 ha cây cao su, trong đó 400 ha đã đưa vào khai thác. Bình quân mỗi tháng người dân Phú Định thu hơn 1,5 tỷ đồng từ cao su. Nhờ cây cao su mà trong vòng 10 năm, xã Phú Định đã giảm hộ nghèo từ 35% xuống dưới 10%...”. Giữa một lô cao su, nông dân Nguyễn Đoài (thôn Cồn - xã Tây Trạch) đang chỉ đạo vợ lấy mủ sao cho nhanh và ít hại đến cây. Thấy chúng tôi cũng dừng tay hồ hởi: “Nhà có hơn 2 ha cao su đang vào tuổi khai thác. Theo giá bình quân thì sau khi trừ chi phí mỗi ngày gia đình cũng thu vào được gần triệu đồng. Cứ tiền tươi thóc thật thôi mà. Nhờ đó mà tôi nuôi được mấy đứa con học đại học đó...”.

Xác định cây cao su là cây chủ lực trên vùng đồi núi, huyện Bố Trạch đã chủ trương mở rộng diện tích ra các xã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; lồng ghép các dự án để phát triển cây công nghiệp này; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư khai thác, chế biến cao su. Công tác chuyển đổi cây trồng hợp lý cũng là một yếu tố giúp phát triển nhanh diện tích cây cao su trong toàn tỉnh. Được biết, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ chuyển 5 đến 6 ngàn ha đất rừng nghèo kiệt, rừng trồng và rừng thông nhựa kém hiệu quả sang trồng cao su.

Các đơn vị như Cty Cao su Việt Trung, Cty TNHH MTV LCN Long Đại, Cty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình… đã chuyển phần lớn diện tích rừng trồng sang trồng cây cao su nằm trên địa bàn huyện Bố Trạch. Nói về việc phát triển cây cao su trên địa bàn, ông Phan Văn Gòn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho hay: “Cùng với công tác khuyến khích phát triển trồng cây cao su trong toàn huyện, hàng năm huyện đã hỗ trợ kinh phí bước đầu cho người trồng cao su với mức 1 triệu đồng/ha diện tích khai hoang và 600 ngàn đồng/ha diện tích trồng mới”.

Mặc dù bị tác động trực tiếp của thiên tai và việc tiêu thụ mủ cao su có thời điểm gặp khó khăn song hiệu quả cây cao su mang lại thể hiện rõ. Nhưng mong muốn của người dân là ngành NN-PTNT phải có quy hoạch phù hợp để việc phát triển cây cao su trong những năm tới sẽ là bước đột phá trong phát triển kinh tế cho nông dân một cách bền vững chứ không phải lúc nào cũng lo thắt ruột khi nghe tin bão đến...
Tuy nhiên, những nỗi lo của người trồng cao su không hề nhỏ; ngoài kinh phí, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh thì vấn đề gió bão là một nỗi lo lớn. Ông Nguyễn Văn Hùng, người dân trồng cao su ở xã Phú Định cho biết: “Đối với người trồng cao su, điều lo lắng nhất không phải là sâu bệnh vì sâu bệnh không làm chết cây nhưng gió bão mới là điều lo lắng nhất. Qua một trận gió bão chúng tôi có thể trắng tay. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa có biện pháp nào hữu hiệu trong việc chống thiệt hại trong bão”.

Điều này cho thấy rất rõ. Cơn bão số 7 năm trước dù không đi qua Bố Trạch nhưng một cơn lốc xoáy đã quét qua các xã Phú Định, Tây Trạch, Hoà Trạch, Nam Trạch... nhè vào rừng cao su mà “bổ” xuống. Luồng gió xoáy của bão như một nhát chém khổng lồ lướt qua để lại những thân cây gãy gục, trốc gốc rễ, đè lên nhau từng lớp... Khi lốc tạnh, mọi người hốt hoảng nhìn thấy cảnh rừng cao su bị tàn phá. Trên 100 ha cao su đang ở tuổi khai thác đã bị “xóa” trắng và hệ quả kéo theo là hàng chục hộ dân lâm vào cảnh nợ nần...

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm