| Hotline: 0983.970.780

Thương mại điện tử Việt Nam dù phát triển nhanh nhưng chưa bền vững

Thứ Sáu 26/04/2024 , 10:05 (GMT+7)

Ba yếu tố chính dẫn đến sự thiếu bền vững trong tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam là khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2024 ngày 25/4.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đối mặt với không ít thách thức, lĩnh vực TMĐT Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 25 tỷ USD.

Cụ thể, quy mô bán lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với bức tranh tổng thể của nền kinh tế (GDP năm 2023 tăng 5,05% - theo công bố của Tổng cục Thống kê) .

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM.

Chủ tịch VECOM nhìn nhận, sự phát triển nhanh chóng của TMĐT gắn liền với sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực liên quan. Đặc biệt là ở khu vực dịch vụ, trong đó ngành vận tải, kho bãi tăng 9,2%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,2%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,2%.

Tuy nhiên, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô là tính không bền vững của nền TMĐT tại Việt Nam. Trong đó, những yếu tố chính của sự không bền vững này là khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường.

Cụ thể, TMĐT Việt Nam hiện mới chỉ phát triển tập trung ở một số thành phố lớn. Dù các địa phương khác cũng rất mong muốn để có thể bắt kịp, thu hẹp khoảng cách này.

Kế đến, nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chính quy ở các trường đại học hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành.

Cuối cùng, TMĐT phần nào đang gây tác động ngày càng xấu tới môi trường. Trong đó, sự tăng trưởng nhanh của lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và gọi đồ ăn công nghệ đã và đang tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt là phát sinh lượng lớn rác thải nhựa.

TP.HCM và Hà Nội bỏ xa các địa phương khác về phát triển TMĐT

Trong khuôn khổ diễn đàn, một hoạt động thường niên tiếp tục được VECOM thực hiện là công bố báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) 2024.

Đây là chỉ số được VECOM tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần, bao gồm nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

Có khoảng 13% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VECOM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn: EIB 2024

Có khoảng 13% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VECOM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn: EIB 2024

Điểm trung bình của chỉ số này năm nay là 23,1 điểm, tăng 3,86 điểm so với kết quả trong báo cáo năm 2023. Tuy nhiên, khoảng cách về TMĐT giữa hai đầu tàu kinh tế là TP.HCM và Hà Nội với các tỉnh thành khác, ngay cả với nhóm dẫn đầu vẫn là rất lớn và chưa có nhiều sự cải thiện.

Cụ thể, tại bảng xếp hạng EBI 2024, TP.HCM là địa phương dẫn đầu với 87 điểm. Kế đến là thủ đô Hà Nội ở vị trí thứ 2 với 84,3 điểm. Ba vị trí tiếp theo lần lượt là là Bình Dương, Đà Nẵng và Hải Phòng với 51,3 - 47 và 36 điểm.

Có thể thấy, ngay trong top 5, điểm số của 2 địa phương đứng đầu đã vượt tỉnh xếp thứ 3 là Bình Dương hơn 30 điểm. Trong khi đó, khoảng cách giữa TP.HCM và tỉnh xếp cuối bảng xếp hạng là Bắc Kạn lên tới 76 điểm.

Nguồn: EIB 2024

Nguồn: EIB 2024

Kết quả trên khá tương đồng với số liệu từ Báo cáo về doanh số TMĐT quý I/2024, vừa được Metric công bố, khi chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM đã có doanh số và sản lượng bán ra chiếm tới trên 70% toàn thị trường, dựa trên ưu thế tuyệt đối về những địa điểm đặt kho.

Theo báo cáo, Hà Nội có doanh thu đạt hơn 20.000 tỷ đồng (tăng gần 77% so với cùng kỳ 2023), còn TP.HCM là trên 14.000 tỷ đồng (tăng 65% so với quý I/2023).

Đồng thời, trong tốp 10 khu vực được Metric ghi nhận có doanh số và mức tăng trưởng cao nhất, các địa phương như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Hưng Yên hay Đà Năng cũng đều là những tỉnh/thành xếp thứ hạng cao trong EIB 2024.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.