| Hotline: 0983.970.780

Huyện nghèo hết khó, đang băng về đích

Thứ Tư 06/09/2017 , 08:05 (GMT+7)

Tách ra từ huyện Lập Thạch năm 2009, Sông Lô là huyện trẻ nhất tỉnh Vĩnh Phúc. “Đứa con mới ra ở riêng” này rất nghèo, nếu không muốn nói là nghèo nhất tỉnh.

Nhưng chính nhờ sức trẻ, mà Sông Lô có cách đi mạnh dạn để thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM)…

08-50-42_img_0002
Đường sá rộng thoáng, sạch sẽ ở Sông Lô

Nói hết khó, thì đến huyện giàu cũng chưa chắc đã hết khó, nói chi huyện nghèo. Ở đây ta phải hiểu, Sông Lô đang tự vượt lên chính mình để hết khó. Và cái đích phía trước, không chỉ là hết nghèo, mà phấn đấu trở thành huyện giàu. Nếu coi đấy là sự nỗ lực phấn đấu, là ước mơ, thì Vĩnh Phúc cũng có thể đặt vào niềm tin đối với đứa con sinh sau đẻ muộn này.

Việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, như đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện…

Cơ sở vật chất văn hóa xã, thôn đã được đầu tư và cải tạo, mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được hiện đại hóa, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân vùng nông thôn. Hệ thống lưới điện trung, hạ thế và trạm phân phối điện được nâng cấp, bảo đảm an toàn, phục vụ tốt cho SX và sinh hoạt của nhân dân.

UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn các xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại SX theo hướng xác định nhóm cây, con, ngành nghề lợi thế, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh, như chương trình hỗ trợ mua bò đực giống, lợn đực giống, lợn nái sinh sản, gà đẻ…

Các chính sách hỗ trợ phát triển trong trồng trọt, hỗ trợ người nông dân mua máy nông nghiệp…đã tạo động lực để người dân tích cực đẩy mạnh SX, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập. Chỉ đạo trồng trọt theo vùng, hướng phát triển quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền. Có sự liên kết giữa người SX, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng SX, tiêu thụ nông sản với nông dân. Phát triển liên kết SX theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân…

Chỉ đạo các xã phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Khuyến khích áp dụng công nghệ cao. Tổ chức SX khép kín, hoặc liên kết theo các khâu trong chuỗi giá trị từ SX giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả…

Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo vùng, xã trọng điểm và xác định cây, con chủ lực ở Sông Lô còn gặp nhiều trở ngại do điều kiện đất đai manh mún, tập quán canh tác nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hộ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào nông nghiệp… Đây là vấn đề không phải một sớm một chiều có thể giải quyết ngay được.

Việc đẩy mạnh ứng dụng KH-CN vào SX nông, lâm, ngư nghiệp, các cơ quan chuyên môn của huyện đã tích cực chuyển giao TBKT vào SX nông nghiệp cho nông dân, giúp người dân dần dần tự chủ trong SX, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ… Nhờ vậy, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

Đã có nhiều mô hình phát triển SX hiệu quả cao, được các xã áp dụng, như mô hình nuôi lợn nái sinh sản ở các xã Lãng Công, Hải Lựu, Nhân Đạo, Đồng Quế…; mô hình nuôi bò vỗ béo ở Cao Phong, Đồng Thịnh; mô hình nuôi rắn ở Bạch Lưu… Nhiều xã đã mạnh dạn đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào SX, triển khai nhiều mô hình trồng trọt có hiệu quả.

Giảm nghèo luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện Sông Lô vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác này.

Huyện tập trung tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các kinh nghiệm mô hình, cách làm ăn có hiệu quả tại địa phương, đồng thời huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó nhiệm vụ chính là triển khai thực hiện dự án khuyến nông cho các hộ nghèo, tập huấn kiến thức, áp dụng TBKT và SX, chăn nuôi, trồng trọt để tăng thu nhập cho họ. Gắn kết chính sách tín dụng với khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng KHKT vào SX, trồng trọt, chăn nuôi để giảm nghèo bền vững…

Đối chiếu với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, theo kết quả tự đánh giá của các xã và các cơ quan chuyên môn, đến nay trên địa bàn huyện Sông Lô có 12/16 xã đạt 19/19 tiêu chí, chiếm 75%, trong đó có 10 xã đã được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn NTM.

 

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.