| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 21/08/2013 , 09:53 (GMT+7)

09:53 - 21/08/2013

Khi chính sách bị lobby

"Vận động chính sách" (lobby chính sách) có thể hiểu đơn giản là việc can thiệp vào quá trình xây dựng, ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật...

Trong phiên trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận tình trạng xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật còn nhiều sơ hở, dẫn đến tình trạng xuất hiện hàng loạt "thông tư trên trời" hoặc các văn bản khiến người dân bất bình trong thời gian gần đây.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng và ban hành những văn bản quy định về một số vấn đề nhạy cảm, liên quan mật thiết đến đời sống của người dân như kinh doanh vàng, xăng dầu, than, điện... là "rất khó" vì vừa phải đảm bảo lợi ích của đại bộ phận dân chúng, vừa phải "thực hiện mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát…”.


Ảnh minh họa

Bên cạnh đấy, người đứng đầu cơ quan Tư pháp cũng đề cập đến hiện tượng "vận động chính sách" của các nhóm lợi ích, làm tổn hại đến lợi ích chung nhưng "chưa dám kết luận".

"Vận động chính sách" (lobby chính sách) có thể hiểu đơn giản là việc can thiệp vào quá trình xây dựng, ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục tiêu mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, bất chấp quyền lợi của đại đa số người dân.

Ở mức độ nghiêm trọng thì hành vi này không còn là sự can thiệp để “nắn” chính sách theo hướng có lợi cho mình mà sẽ trở thành “tham nhũng chính sách” với hậu quả khó lường, từ thất thoát ngân sách quốc gia đến hệ lụy lâu dài đối với nền kinh tế, đời sống xã hội hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhiều thế hệ người dân.

Tuy nhiên, cái khó là quá trình xác định hậu quả của hành vi này là vô cùng khó khăn, ngay cả đối với các quốc gia phát triển và có mức độ minh bạch chính sách cao.

Tác động lớn, lợi ích cao nhưng nguy cơ bị trừng phạt lại thấp dẫn đến tình trạng hành vi can thiệp chính sách có nguy cơ diễn ra ở gần như tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề, từ Y tế, Giáo dục, Kinh tế - Xã hội…

Thậm chí là cả những lĩnh vực vốn được coi là có sự chấp hành luật pháp tốt như Tư pháp, Hành pháp, An ninh – Quốc phòng cũng không thể loại trừ khả năng để xảy ra tình trạng này.

Điều đáng nói là nguy cơ “tham nhũng chính sách” hiện không chỉ dừng lại ở mức cảm nhận chung chung mà đang trở thành một vấn đề được nhiều cử tri quan tâm.

Bằng chứng là trong phiên chất vấn vừa qua, một đại biểu đoàn Hà Nội đã thẳng thắn đặt câu hỏi: “Có hay không tình trạng ban hành văn bản pháp luật để phục vụ lợi ích nhóm?”, trong khi một đại biểu ở Lâm Đồng bày tỏ băn khoăn: “Có nhiều văn bản mâu thuẫn nhau, có phải để bảo vệ lợi ích của bộ, ngành mình?”.

Tuy nhiên, do việc tham nhũng chính sách là một hành vi đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp nên các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước mới chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng mà chưa dám “điểm mặt chỉ tên” những chính sách đáng ngờ.

Mặc dù vậy, có thể thấy tình trạng lợi dụng chính sách, tham nhũng chính sách để trục lợi đang có xu hướng hiện diện rõ ràng hơn và việc các cơ quan chức năng chưa thể đưa ra kết luận không đồng nghĩa với việc tình trạng này không diễn ra trong thực tế.

Bởi vậy, có lẽ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần siết chặt quy trình ban hành các văn bản dưới luật để giảm thiểu nguy cơ chính sách bị tham nhũng và tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm