| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 23/03/2015 , 10:54 (GMT+7)

10:54 - 23/03/2015

Khi cô giáo dùng... võ

Vụ việc được nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải, và đang gây xôn xao dư luận.

Vào giờ chào cờ đầu tuần, cô Lương Thị Diệu Hoa, giáo viên trường tiểu học Phú An 1, xã Phú An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) đang nói chuyện với giáo viên tổng phụ trách của trường, thì bị cô Lê Thị Sen, cũng là giáo viên của trường, gọi ra nói chuyện.

Cô Hoa theo ra, và lập tức bị cô Sen dùng tay đánh đấm túi bụi vào người rồi ghì đầu xuống nền đất để dứt tóc. Sự việc xảy ra trước toàn thể học sinh và giáo viên đang chuẩn bị chào cờ.

Nhiều giáo viên chạy đến, nhưng thấy cô Sen quá hung hăng, nên không ai dám vào can. Sự việc chỉ dừng lại khi thày hiệu trưởng Nguyễn Hòa Khánh biết chuyện, chạy đến cùng một nam giáo viên khác can thiệp.

Tại buổi họp của Hội đồng kỷ luật trường Phú An 1 bàn hướng kỷ luật cô giáo Lê Thị Sen. Cô Sen cho rằng do nghe thông tin cô Hoa “mách nước” cho một đồng nghiệp đã nghỉ hưu đến “quậy” lễ đính hôn của con gái mình để đòi nợ (cô Sen có nợ tiền người này), nên bức xúc, dẫn đến hành vi trên.

Tuy nhiên, cô Hoa phủ nhận thông tin này, cho là cô Sen vu khống. Kết thúc buổi họp, cô Sen chỉ bị khiển trách, buộc phải xin lỗi cô Hoa trước Hội đồng sư phạm của trường.

Chưa bàn đến việc “mách nước” của cô Hoa là đúng hay sai. Nhưng kể cả việc đó là đúng đi chăng nữa, thì là một nhà giáo, cũng không thể xử sự với đồng nghiệp của mình như vậy được.

Hành vi hành hung cô giáo Hoa của cô giáo Sen rõ ràng là mang tính côn đồ, có ý thức và cố ý. Hành vi đó chỉ có thể có ở một người vô giáo dục, vô văn hóa chứ không thể có ở một nhà giáo.

Hành hung đồng nghiệp vào giờ chào cờ, trước con mắt của hàng trăm học trò. Chúng sẽ nghĩ sao khi hàng ngày, cô vẫn dạy chúng phải kính trên nhường dưới, thương yêu, thân ái với bạn bè?

Hiện tượng trên phản ánh điều gì? Nếu không phải là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của đội ngũ thày cô? Khi mà một nhà giáo ngang nhiên hành hung đồng nghiệp của mình trước mắt học trò, thì việc học sinh đánh bạn, như trường hợp nhóm học sinh trường THCS Lý Tự Trọng ở Trà Vinh đánh bạn, gây xôn xao dư luận mới đây, và hàng trăm vụ bạo lực học đường đang diễn ra hàng ngày trên khắp cả nước, là điều dễ hiểu.

Mức kỷ luật khiển trách mà Hội đồng kỷ luật nhà trường áp dụng cho cô giáo Sen rõ ràng là quá nhẹ. Bởi hành hung đồng nghiệp trước con mắt của hàng trăm học trò, hành vi đó đã có dấu hiệu cấu thành tội làm nhục người khác, được quy định tại điều 121 Bộ luật Hình sự, cần yêu cầu công an vào cuộc.

Nếu xét thấy đủ căn cứ thì phải khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với người hành hung để điều tra theo tội danh trên.

Vì thế, việc nhiều phụ huynh học sinh có con đang theo học khối lớp 3, do cô Lương Thị Diệu Hoa làm chủ nhiệm, khi biết chuyện, đã gửi thư đến Ban giám hiệu trường tiểu học Phú An 1, yêu cầu làm rõ vụ việc, để trả lại danh dự cho cô giáo Lương Thị Diệu Hoa, người đã 35 năm phục vụ trong ngành giáo dục, và là một người khuyết tật (cô Hoa bị khuyết tật ở bàn chân trái), là hoàn toàn có căn cứ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm