| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 06/05/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 06/05/2018

Khi dự án luật như… bản nháp!

"...Nhiều báo cáo, văn bản trong hồ sơ dự án luật thậm chí như… bản nháp, không ký, không đóng dấu theo đúng quy định”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Sáng 24/4, tại cuộc họp rà soát tình hình thực thiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và tình hình chuẩn bị, gửi hồ sơ các báo cáo, đề án, dự án trình kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Quốc hội chính thức phê bình lãnh đạo một số bộ, ngành lơ là nhiệm vụ xây dựng luật.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã chính thức phê bình chúng ta khi một số dự án luật chuẩn bị chất lượng chưa đảm bảo, nội dung còn sơ sài, chưa đầu tư. Nhiều báo cáo, văn bản trong hồ sơ dự án luật thậm chí như… bản nháp, không ký, không đóng dấu theo đúng quy định”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Chuyện bắt đầu từ (16/4), tại phiên thảo luận về luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh chương trình năm 2018 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga đã nêu lên một thực trạng khá… “hài hước” trong quá trình xây dựng luật của ta. Bà Nga “than thở”: “Hồ sơ dự án luật trình ra quá đơn giản, báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành luật cũ không ký, không đóng dấu, không biết là báo cáo của ai, của chuyên viên, Vụ trưởng, Thứ trưởng hay Bộ trưởng làm. Báo cáo đánh giá tác động của luật mới như… bản nháp. Vậy sao cơ quan thẩm định vẫn cho qua?”.

Chết thật! Luật pháp là cái thước, cái cân, là con đường… để cân đo, đong đếm và là cái làn ranh giới mà mỗi quốc gia đề ra cho mình. Trong đó có nhiều điểm dựa trên những cam kết quốc tế mà quốc gia đó tham gia.

Một đất nước hưng thịnh hay không phụ thuộc rất lớn vào chính những văn bản luật mà quốc gia đó ban hành.

Thế nhưng ở ta, việc làm này bị “coi nhẹ” đến mức như… bản nháp thì thật nguy hiểm.

Vì sao có hiện tượng này? Đầu tiên có lẽ một số người không hoặc cố tình không muốn hiểu sự quan trọng của việc này đối với quốc gia như thế nào. Thứ nữa, là sự yếu kém năng lực của một số cá nhân và cùng với đó là hình thức kỉ luật khi để xảy ra tình trạng này chưa đủ sức răn đe, vẫn là “bài ca” nhắc nhở, khiến trách hay… nghiêm túc kinh nghiệm, kiểm điểm sâu sắc.

Mong rằng sự việc sẽ không tái diễn và nếu như bộ, ngành nào còn để lặp lại, chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc bởi nói gì thì nói, không thể để “văn bản trong hồ sơ dự án luật thậm chí như… bản nháp”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm