| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 25/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 25/03/2015

Khi heo đất của học trò bị… rút ruột

Kêu gọi các em thật thà sao được khi mà ngay những đồng tiền nhỏ nhoi của các em đóng góp nhằm giúp đỡ các bạn nghèo cũng bị người lớn moi đi?

Khi sự bức xúc của dư luận về việc học sinh trường THCS Lý Tự Trọng ở Trà Vinh đánh hội đồng một bạn học cùng lớp, việc cô giáo tiểu học ở trường Phú An 1, xã Phú An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) dùng võ tay với đồng nghiệp trước hàng trăm học sinh đang chuẩn bị chào cờ đầu tuần; và trong xã hội, rất nhiều công trình xây dựng bị rút ruột, khiến vừa làm xong đã xuống cấp, chưa kịp lắng.

Thì nay, dư luận lại một phen buồn lòng khi phải chứng kiến việc, đến cả 20 con heo đất của học sinh trường THCS thị trấn Cầu Quan (huyện Tiểu Cần, Trà Vinh) cũng bị rút ruột.

Số tiền trong 20 con heo đất đó là do học sinh toàn trường đóng góp từ tháng 10/2014, với mục đích để giúp các bạn học sinh nghèo cùng trường của mình.

Theo sổ sách, thì số tiền trong 20 con heo đó ít nhất đã được 28 triệu đồng. Sự việc bị phát hiện khi một buổi sáng, thấy một con heo đất khi học sinh bỏ tiền vào bị vỡ, nhưng trong con heo vỡ đó chỉ có mấy chục ngàn, giáo viên tổng phụ trách báo cáo hiệu trưởng.

Sinh nghi, ông hiệu trưởng đã mời một số giáo viên chứng kiến, đập tất cả số heo còn lại ra, kiểm đếm. Kết quả là số tiền trong cả 20 con heo đất đó chỉ còn 8 triệu đồng. Như vậy là 20 triệu đồng đã bị “bốc hơi”. Trước sự việc đó, hiệu trưởng đã trình báo với công an. Và hiện Công an huyện Tiểu Cần đã vào cuộc điều tra.

Để có tiền trong 20 con heo đất đó, các em học sinh đã phải chắt chiu từ rất nhiều nguồn: Xin bố mẹ những đồng tiền lẻ, nhịn ăn sáng, bán giấy vụn, nhặt phế liệu…

Với tấm lòng vô tư, trong sáng, nhằm chia sẻ với những người bạn còn khó khăn, kém may mắn hơn mình, các em đã gom góp vào những con heo đất do nhà trường mua và phát động phong trào giúp các bạn nghèo, theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

Có thể nói mỗi lần bỏ một số tiền, dù rất nhỏ, do mình chắt chiu mà có, vào những con heo đất đó, là trong lòng mỗi em học sinh, một mầm thiện đã được gieo.

Và cái mầm thiện đó sẽ lớn lên cùng các em theo năm tháng, góp phần hình thành nhân cách của các em, khiến các em trở thành những con người tốt, biết cảm thông, chia sẻ với cộng đồng, theo tinh thần “thương người như thể thương thân”, mà cha ông ta đã ngàn năm vun đắp.

Nay trước sự việc đó, các em sẽ nghĩ gì, khi mà hằng ngày, nhà trường vẫn dạy bảo các em làm theo “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng” rằng phải “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Kêu gọi các em thật thà sao được khi mà ngay những đồng tiền nhỏ nhoi của các em đóng góp nhằm giúp đỡ các bạn nghèo cũng bị người lớn moi đi? Và với một số tiền nhỏ nhoi như thế mà còn bị ăn cắp, thì với những số tiền lớn hơn, liệu việc sử dụng có đáng tin không?

Kẻ rút ruột những con heo đất đó là ai? Hiện giờ vẫn chưa có câu trả lời. Nhưng chắc chắn đó là người trong đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường. Vì người ngoài không thể vào trường, không có thời gian để móc những đồng tiền trong bụng heo ra (công việc này rất khó, đòi hỏi phải rất tỷ mẩn và cần nhiều thời gian).

Nhưng dù là ai, thì kẻ đó chắc chắn là kẻ táng tận lương tâm đến tận cùng, không xứng đáng có mặt trong đội ngũ những thày cô trong mái trường xã hội chủ nghĩa.

VHS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm