| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 09/12/2017 , 07:26 (GMT+7)

07:26 - 09/12/2017

Khi sự dã man đội lốt 'giáo dục' con trẻ!

Thật khó để diễn tả sự bàng hoàng khi chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua có quá nhiều sự việc đau lòng liên quan đến trẻ nhỏ. 

Từ chuyện giúp việc đánh đập, tung hứng em bé 1 tháng 17 ngày, bảo mẫu mầm non hành hạ dã man trẻ đến chuyện trẻ bị bạo hành bởi chính người thân máu mủ của mình.

Ảnh minh họa

Tôi run người không dám liệt kê hết những sự việc bị p hanh phui trên mạng xã hội và báo chí gần đây. Xót xa, tức giận. Và sau tất cả là nỗi buồn xuyên thấu tim gan.

Chúng ta có pháp luật, có công an, nhà tù, có chính quyền, có cả hệ thống giáo dục, rồi hàng loạt tổ chức (hội, hiệp hội, ủy ban) bảo vệ chăm sóc trẻ em… Thế nhưng, những đứa trẻ yếu ớt, không sức phòng vệ vẫn bị rình rập bởi bất kỳ ai, ở bất cứ đâu, ngoài đường, trong công viên, trên lớp học cho đến dưới mái nhà có mẹ, có cha… Điều gì đang xảy ra vậy?

“Cái ác” hiện diện rõ nét và lộ liễu. “Cái ác” ẩn mình ở nơi mà nhẽ ra phải là nơi an toàn nhất, phải là hiện thân của hi sinh, bao dung, chăm bẵm. Liệu có ai đó cũng đang giật mình khi đâu đó trong con người mình cũng thấp thoáng “cái ác” hay không?

Nói trước cơ quan chức năng, những hành vi bạo lực thường được bao biện bởi một lý do muôn thuở: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bởi trẻ quá nghịch và họ chỉ muốn “dạy dỗ” trẻ, khiến trẻ sợ mà ngoan hơn mà thôi. Than ôi, họ - những “người lớn” đã tự cho mình cái quyền lớn quá, thậm chí là cái quyền tước đoạt hạnh phúc, niềm vui và sự sống của những đứa trẻ!

Có những chuyện đọc lên chỉ ngỡ ở đâu xa lắm trên báo chí, trên truyền hình. Nhưng có ai nhận ra rằng, một khi chúng ta vẫn tự cho mình cái quyền sử dụng đòn roi, bạo lực để “giáo dục”, để “rèn giũa” trẻ thì chính ta đang dung dưỡng và nuôi dần cho “cái ác” lớn lên. Chỉ đến khi hệ quả của cách “giáo dục” đến mức hành hạ đó trở thành những vết sẹo trên thân thể, tâm hồn trẻ, và cả những lầm lỗi không bao giờ còn có thể sửa sai…

Ta sẽ quy trách nhiệm, sẽ đổ lỗi cho ai đây? Cho sự tắc trách của nhà trường, của các cơ quan chức năng, cho sự chủ quan của gia đình hay cho xã hội suy đồi đạo đức?

Có lúc nào ta thấy có bản thân mình trong số những người hàng xóm chỉ biết im lặng, làm ngơ trước những hành vi bạo lực diễn ra mà chậc lưỡi “chẳng phải chuyện nhà mình”? Có lúc nào ta thấy mình trong số những người qua đường chỉ ngoảnh lại nhìn rồi tránh xa những điều thương tâm trước mắt vì nghĩ đến liên lụy, rầy rà? Và có lúc nào ta thấy chính mình trong hình ảnh những người mẹ, người cha hà khắc, đánh đập rồi cãi lộn?

Trước khi bị dư luận lên án, bị xã hội chỉ trích, bị pháp luật trừng trị… hẳn rằng, những người thực hiện các hành vi bạo lực đó đều luôn bào chữa cho mình bằng những lý do tưởng chừng chính đáng. Họ sẽ chẳng nhìn thấy quỷ dữ đang sống trong con người họ đâu!

Xin hãy bắt “cái ác” phải bị lột trần và bị loại bỏ. Đừng im lặng. Đừng làm ngơ. Đừng chủ quan với cả “cái ác” đang đội lốt “giáo dục” ở xung quanh mình!

 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm