| Hotline: 0983.970.780

Không có cửa cho doanh nhân?

Thứ Sáu 29/03/2013 , 09:42 (GMT+7)

Chỉ tính trong 5 nhiệm kỳ gần nhất, chiếc ghế Chủ tịch LĐBĐVN (VFF) luôn thuộc về một người thuộc hoặc có quan hệ với Tổng cục TDTT.

Chỉ tính trong 5 nhiệm kỳ gần nhất, chiếc ghế Chủ tịch LĐBĐVN (VFF) luôn thuộc về một người thuộc hoặc có quan hệ với Tổng cục TDTT. Nhiệm kỳ VII được dự đoán sẽ tiếp tục đi vào lối mòn.

Không phải vô cớ khi Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn được bầu bổ sung vào Thường trực, trở thành Phó Chủ tịch VFF, dư luận đã đồn đoán, ông Tuấn được Tổng cục TDTT “quy hoạch” cho vị trí người đứng đầu VFF thay ông Nguyễn Trọng Hỷ. Trong quá khứ, các đời Chủ tịch VFF, dù được tiến hành bầu cử công khai, nhưng phần thắng rốt cuộc luôn thuộc về một người Nhà nước. Gần nhất, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ hầu như không vấp phải rào cản nào, liên tục giữ vị trí trong gần hai nhiệm kỳ.

Theo tìm hiểu, trong đợt lấy ý kiến tín nhiệm vừa qua, nhiều doanh nhân đồng thời là chủ các CLB đã được tiến cử. Tuy nhiên, đa số đều từ chối. Nổi bật trong số này là hai ông bầu Đỗ Quang Hiển (CLB Hà Nội T&T) và Đoàn Nguyên Đức (HA.GL). Một trước, một sau, sự xuất hiện của hai ông bầu trên đã khiến bóng đá VN sôi nổi hơn. Bầu Đức cũng là người đóng góp nhiều cho bóng đá VN trong khi ông Hiển nổi lên gần đây như người làm bóng đá hiệu quả nhất, thu được nhiều thành quả.


Ông Phạm Văn Tuấn, người có nhiều ưu thế trở thành Chủ tịch VFF

Ông Hiển đã từ chối khi được đề cử, trong khi ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho biết, không thể đảm đương vị trí Chủ tịch do bận rộn quá nhiều công việc. Đổi lại, bầu Đức đã tiến cử Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, cũng là một doanh nhân nổi tiếng trên thương trường. Ông Dũng hiện kiêm chức Chủ tịch HĐQT ở hai doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN Eximbank và Cty Vàng bạc đá quý SJC. Ở VFF, ông Dũng cũng là người đóng vai trò quan trọng, với nhiệm vụ huy động tài chính cho VFF. Eximbank trong 3 năm qua đã tài trợ hàng chục tỉ đồng cho V.League cùng các giải đấu khác, cứu thoát VFF khỏi nhiều bàn thua trông thấy. Trong rất nhiều công việc quan trọng của VFF, người ta cho rằng tiếng nói của Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng còn có tính chất quan trọng hơn cả Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, đặc biệt thời gian gần đây khi ông Hỷ sắp nghỉ.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ông Dũng sẽ phải “đấu” với đối thủ không kém nặng cân là Phó Chủ tịch Phạm Văn Tuấn. Ông Tuấn có thuận lợi là người do Tổng cục TDTT đưa sang, xuất thân từ bóng đá nên có mối quan hệ rộng rãi, thân tình với các CLB. Với cương vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Tuấn cũng là người thạo công tác quản lý.

Đến thời điểm hiện tại, cán cân giữa các ứng viên kể trên vẫn chưa thực sự nghiêng về người nào. Nhiều CLB vì vậy vẫn lưỡng lực trong việc tiến cử người vào vị trí Chủ tịch. Nhận định của giới chuyên môn, nếu muốn hướng đến sự đột biến cho bóng đá VN, Chủ tịch VFF nên là một doanh nhân, như cách LĐBĐ Thái Lan đặt niềm tin vào tỉ phú Worawi Markudi. Trong trường hợp lựa chọn sự an toàn, một chính khách thông thạo bóng đá như Phó Chủ tịch Phạm Văn Tuấn là phương án thích hợp nhất. Quyết định cuối cùng, như thừa nhận của Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, sẽ vẫn cần nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo ngành thể thao. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng đang hy vọng, nhiệm kỳ VII sẽ cởi mở hơn, và vị trí Chủ tịch VFF sẽ thực sự là người nhận được nhiều tín nhiệm nhất từ phía các CLB, đơn vị thành viên của VFF.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm