| Hotline: 0983.970.780

Không thể trốn tránh trách nhiệm

Thứ Tư 27/03/2013 , 12:08 (GMT+7)

Năm 2012, cả nước có 13 doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH), trong đó có 6 doanh nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT.

Năm 2012, cả nước có 13 doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH), trong đó có 6 doanh nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT.

Quyết tâm cổ phần hóa

Chủ trì hội nghị tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2012 và kế hoạch thực hiện năm 2013, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết những tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trực thuộc đang là vấn đề khiến lãnh đạo Bộ NN-PTNT phải suy nghĩ nhiều nhất nhưng Bộ quyết tâm sẽ chấn chỉnh lại hoạt động của các DNNN cho có hiệu quả.

Theo báo cáo của Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), trong năm 2012, Bộ NN-PTNT đã có 6 đơn vị được phê duyệt phương án CPH gồm: TCty Chăn nuôi VN; TCty Mía đường 1; TCty Mía đường 2; TCty Cơ điện Xây dựng và Thủy lợi và Cty TNHH 1 TV Thuốc thú y Trung ương; Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương.

Cũng theo ông Doanh, hoạt động CPH đang có vấn đề lộn xộn trong quản lí đất đai. Nhiều đơn vị chỉ tổ chức định giá tài sản trên đất rồi đưa vào dòng chữ “sẽ kế thừa mọi nghĩa vụ, quyền lợi” mà bỏ giá trị của đất ra ngoài vì vậy Bộ NN-PTNT cần lưu ý rà soát kĩ việc quản lí sử dụng đất tại các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, Bộ cũng đã phê duyệt Phương án tái cơ cấu tài chính để chuyển TCty Dâu tằm tơ VN thành Cty cổ phần; hoàn thành sáp nhập 2 Cty vào TCty Lâm nghiệp VN. Ra quyết định giải thể Cty TNHH 1 TV Sản xuất và Dịch vụ KHCN. So với kế hoạch năm 2012, hiện vẫn còn 2 đơn vị thuộc diện tái cơ cấu tài chính nhưng chưa thực hiện được việc mua các khoản nợ với ngân hàng và 3 đơn vị thuộc diện CPH nhưng do gặp nhiều vướng mắc về tài chính, định giá tài sản… chưa thực hiện được.

Tiếp tục thực hiện việc đổi mới doanh nghiệp, năm 2013, Bộ NN-PTNT dự kiến sẽ cổ phần thêm 6 đơn vị, tái cơ cấu tài chính để chuyển thành Cty cổ phần 3 đơn vị; tổ chức sắp xếp lại 9 đơn vị chuyển thành Tổ chức KHCN tự trang trải 100% kinh phí và thực hiện giải thể 3 đơn vị.

Đánh giá cao công tác đổi mới doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT, ông Phạm Quốc Doanh – Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ cho rằng kết quả thực hiện ở Bộ NN-PTNT vượt xa so với các Bộ, ngành. Năm 2012, cả nước có 13 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH thì có 6 doanh nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT.


Thoái vốn đầu tư bất động sản, DN lo không bảo toàn vốn

Tăng cường giám sát

Một trong những nội dung lớn trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp được đặt ra tại hội nghị là phải đổi mới phương pháp kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp, phát hiện kịp thời việc không thực hiện đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.

Để thực hiện việc tăng cường giám sát này, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp đã xây dựng một kế hoạch, lộ trình thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ NN-PTNT đối với doanh nghiệp. Theo đó, đối với nhóm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Cty trách nhiệm hữu hạn 1 TV, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp sẽ nắm quyền phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của tập đoàn kinh tế Nhà nước tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm Cty con, Cty liên kết.

Ngoài ra, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp cũng phối hợp với Vụ Kế hoạch phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của tập đoàn kinh tế Nhà nước và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận; phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm.

Tương tự, đối với nhóm doanh nghiệp 50% vốn Nhà nước, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, cùng Vụ Tổ chức sẽ chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng kỉ luật người đại diện nguồn vốn, quyết định lương thưởng và các lợi ích khác; ở loại hình DN này người đại diện được quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ, phương thức huy động, loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; quyết định các dự án đầu tư nhóm A, B…

Về nội dung này, ông Phạm Quốc Doanh khẳng định đây là mối quan hệ mấu chốt giữa Bộ với các doanh nghiệp, quyết định lớn đến hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp. “Nếu làm không cẩn thận rất có thể chúng ta sẽ đi vào lối cũ, tạo ra một cơ chế xin- cho”, ông Doanh nói.

Tháo gỡ khó khăn

Cho đến thời điểm này công tác sắp xếp, đổi mới ở hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu vướng mắc ở ba nội dung: định giá tài sản, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và nợ tài chính. Cty TNHH 1 TV Thủy sản Hạ Long đang lúng túng trong việc xác định giá trị của cầu cảng, bởi đây là một lợi thế độc quyền rất lớn mà các doanh nghiệp tư nhân không thể có được. Liên quan đến vấn đề lợi thế của cầu cảng, ông Trần Tấn Tâm – TGĐ Cty Thủy sản Việt Nam cũng đề nghị Bộ cho chủ trương thực hiện cổ phần hóa trên hay dưới 50%?

Để thúc đẩy tiến độ sắp xếp, đổi mới DN, Bộ trưởng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải báo cáo hàng quý về tình hình thực hiện đề án. Trong báo cáo phải làm rõ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản; phải trình được phương án thoái vốn và phải báo cáo chi tiết về công tác quản lý đất đai.

Trong nội dung rút vốn đầu tư ngoài ngành, bà Bùi Thị Thanh Tâm – TGĐ TCty Lương thực miền Bắc cho biết hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thoái vốn tại 3 ngân hàng và các dự án bất động sản. Trong thời điểm thị trường bất động sản đóng băng, nếu thoái vốn thì chắc chắn TCty sẽ tổn thất nặng nề. Riêng đối với nguồn vốn đầu tư vào ngân hàng cần xin ý kiến chỉ đạo của Bộ và Chính phủ cho phép thoái vốn cùng lúc ở cả 3 ngân hàng mới đảm bảo bảo toàn vốn.

Giải quyết những khúc mắc của từng doanh nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo thuê tư vấn độc lập để xác định giá trị cầu cảng. Đặc biệt đối với lợi thế cảng không chỉ phục vụ kinh doanh nên nhất định Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối, không thể tư nhân hóa. Về việc các doanh nghiệp lo ngại thoái vốn sẽ bị mất vốn đầu tư, Bộ trưởng khẳng định doanh nghiệp vẫn phải tính toán, cân đối thực hiện bằng được: “Không thể vì sợ trách nhiệm mà không làm”.

Trong quá trình thoái vốn, doanh nghiệp gặp vướng mắc gì cần Chính phủ tạo cơ chế hỗ trợ thì phải xây dựng phương án trình Bộ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm