| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 04/07/2016 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 04/07/2016

Kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy đầu tư

Cuối cùng, thì sự kiện cá chết trên biển của 4 tỉnh miền Trung cũng đã có câu trả lời, sau cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ, sau tuyên bố nhận trách nhiệm và lời xin lỗi của Công ty Formosa Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa kết thúc, như phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương hôm 1/7, là “còn nhiều điều cần thiết phải tính toán, thực hiện”.

Vụ việc trên đã khiến những nhà làm chính sách phải nhìn lại cách làm chính sách của mình về vấn đề môi trường, trước lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi khai mạc hội nghị trên: “Không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nhất là môi trường sống của người dân”.

Trên thực tế, từ trước tới nay, việc đầu tư đổ về một địa phương đồng nghĩa với việc tăng GDP của địa phương đó. Mà việc tăng GDP luôn luôn được coi là tiêu chí, là chỉ tiêu số 1 để đánh giá thành tích của địa phương, đánh giá tài lãnh đạo của những người đứng đầu địa phương đó.

Vì vậy, để thu hút đầu tư nhằm tăng GDP, không ít địa phương đã sẵn sàng chấp nhận cả những dự án có công nghệ lạc hậu, có khả năng xả thải, gây ô nhiễm cao, hay những dự án có khả năng tàn phá môi trường rất lớn, mà xem nhẹ, thậm chí chỉ làm lấy lệ việc thẩm định báo cáo tác động về môi trường của những dự án này.

Và hậu quả là môi trường bị tàn phá một cách khủng khiếp, không gian sống của hàng trăm ngàn người dân bị đe dọa, bệnh tật tăng theo cấp số nhân.

Số tiền mà những doanh nghiệp đó đóng góp cho địa phương chẳng thấm vào đâu so với những thiệt hại về môi trường, về sức khỏe của người dân. Vụ Formosa xả thải là ví dụ nhãn tiền.

Đất nước còn nghèo, còn cần phát triển, địa phương nào cũng cần các nhà đầu tư. Nhưng chúng ta không thể chào đón các nhà đầu tư bằng bất cứ giá nào. Chúng ta kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy đầu tư. Thông điệp trên của Thủ tướng Chính phủ rất ngắn gọn, nhưng cũng hết sức rõ ràng.

Từ nay, việc đánh giá tác động về môi trường đối với mỗi dự án chắc chắn phải được đặt lên hàng đầu, và việc thẩm định những đánh giá đó chắc chắn phải được tiến hành một cách cực kỳ nghiêm ngặt, khắt khe.

Bởi đất nước tươi đẹp của chúng ta không thể bị biến thành một đất nước hôi thối, bẩn thỉu. Những dòng “sông trăng hay sông lụa” của chúng ta không thể bị biến thành những dòng sông chết. Bầu không khí trong lành của chúng ta không thể bị biến thành một bầu không khí nhiễm độc.

Dân tộc ta cần phải trở thành một dân tộc khỏe mạnh, bệnh tật cần phải được đẩy lùi. Muốn thế, không còn con đường nào khác, là phải gìn giữ lấy môi trường.

Một môi trường bị tàn phá, đồng nghĩa với một dân tộc lụn bại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm