| Hotline: 0983.970.780

Loại bỏ dần thuốc độc hại

Thứ Tư 29/05/2013 , 10:44 (GMT+7)

Ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật không còn phù hợp với thực tế.

* Nông sản xuất khẩu cũng kiểm dịch

* Kinh phí chống dịch sẽ do chủ thực vật chi trả

* Đề xuất bố trí cán bộ KDTV cho những xã có tỉ trọng nông nghiệp cao

Hôm qua 28/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật.

Cần thiết có Luật

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật (KDTV) không còn phù hợp với thực tế. Đặc biệt, từ năm 2007 khi VN trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu qua KDTV của VN đã tăng gấp 6 lần so với năm 2002, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đa dạng, có tới 120 loại hàng hóa khác nhau. Yêu cầu về KDTV của các nước nhập khẩu đặc biệt là các thị trường khó tính và tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Nhật… ngày càng cao trong khi đó văn bản quy phạm pháp luật của VN còn thiếu, chưa chặt chẽ và thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế.


Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát

Chính vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ và KDTV là thực sự cần thiết và đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực KDTV. Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Dự thảo Luật Bảo vệ và KDTV gồm 5 chương, 77 điều, trong đó có nhiều quy định mới giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong thực tế. Để phòng chống sinh vật gây hại, dự thảo luật qui định phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp coi trọng các biện pháp sinh học, cơ giới và kinh nghiệm trong dân gian. Chỉ được sử dụng biện pháp hóa học khi đã áp dụng các biện pháp sinh học mà không đạt hiệu quả gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Đồng thời cũng qui định trách nhiệm của chủ thực vật, nhằm nâng cao vai trò của chủ thực vật trong phòng chống sinh vật gây hại.

Về kinh phí chống dịch, dự thảo luật qui định rõ kinh phí chống dịch là của chủ thực vật và Nhà nước sẽ hỗ trợ khi cần thiết. Trong trường hợp cấp bách, dịch hại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có quyền quyết định xuất ngay thuốc BVTV tại nguồn dự trữ quốc gia có giá trị tương đương với 1 tỉ đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc TƯ có thẩm quyền công bố dịch trên địa bàn, Bộ NN-PTNT chỉ công bố dịch khi có hai tỉnh trở lên phát dịch hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, sinh vật gây hại nguy hiểm. Về kiểm dịch thực vật, dự luật đã qui định hàng hóa có nguồn gốc thực vật trước khi nhập khẩu phải phân tích nguồn gốc nguy cơ dịch hại. Đồng thời vật thể kiểm dịch khi xuất khẩu phải được cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch trước khi xuất khẩu và phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có thể cấm xuất, nhập khẩu vật thể kiểm dịch.

Loại bỏ thuốc độc hại

Về thuốc BVTV, dự thảo qui định rõ các loại thuốc BVTV không được đăng kí được sử dụng ở VN, những loại thuốc bị loại bỏ ra khỏi danh mục. Đây là nội dung mới nhằm loại bỏ dần các loại thuốc BVTV độc hại, gây ảnh hưởng đến môi trường. Qui định quản lý chặt chẽ đối với các loại thuốc BVTV xông hơi, khử trùng là những loại thuốc rất độc hại. Qui định về việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong đó nhấn mạnh việc nghiêm cấm nhập khẩu và nhân nuôi sinh vật gây hại, sử dụng thuốc BVTV trái qui định.

Bổ sung chính sách đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo giống cây trồng có sức chống chọi sinh vật gây hại cao, khuyến khích sản xuất kinh doanh các loại thuốc BVTV sinh học, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Xây dựng các vùng không nhiễm sinh vật gây hại, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, khuyến khích sản xuất các loại bao gói thuốc BVTV được làm bằng vật liệu dễ tái chế, thân thiện với môi trường. Về cải cách hành chính, dự thảo luật thể hiện rõ quan điểm xã hội hóa khuyến khích các hoạt động kiểm dịch thực vật, hành nghề kiểm dịch thực vật, hỗ trợ người sản xuất, khảo nghiệm thực vật. Khuyến khích các hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp về bảo vệ KDTV. Qui định điều kiện hành nghề KDTV, khảo nghiệm, sản xuất buôn bán thuốc BVTV.

Dự thảo Luật Bảo vệ và KDTV của Bộ NN-PTNT được Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội đánh giá cao và đề nghị QH đưa ra xem xét đóng góp ý kiến. Theo ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm UB KHCN&MT, để dự luật sát với thực tế cần phải làm rõ thêm một số khái niệm như: sinh vật gây hại nguy hiểm, vật thể kiểm dịch, thực vật và tài nguyên thực vật… hoặc một số qui định còn chung chung cần nghiên cứu thêm và có dẫn chiếu cụ thể.

Về qui định hệ thống cơ quan quản lí KDTV, nhiều ý kiến cho rằng nếu bố trí thêm cán bộ KDTV ở cấp xã sẽ tăng biên chế hành chính. Theo ông Dũng thì hệ thống KDTV hiện nay mới được ổn định ở hai cấp tỉnh, huyện còn ở cấp xã thì 1 cán bộ công chức kiêm nhiệm nên công tác BVTV không được quan tâm đúng mức do đó công tác BVTV còn thiếu cả về nhân lực và năng lực vì vậy hệ thống tổ chức BVTV cần được tổ chức theo cấp hành chính và cấp vùng, đối với cấp xã thì qui định theo hướng các xã có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp lớn phải bố trí một cán bộ chuyên môn KDTV kiểm soát hành vi gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Từ 2007-2012, lực lượng KDTV đã trên 400 lần phát hiện dịch hại với khối lượng xấp xỉ 270 ngàn tấn hàng hóa (ngô, bột bã ngô, bột mì, khô dầu đậu tương, lúa mì…) từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Nga…

+ Vật thể kiểm dịch khi xuất khẩu phải được cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm dịch trước khi xuất khẩu và phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm