| Hotline: 0983.970.780

Lời khẩn cầu của 'vua nấm' và chuyện đối đãi với nhà đầu tư

Chủ Nhật 24/07/2016 , 13:15 (GMT+7)

Là một trong những người tiên phong làm nấm quy mô doanh nghiệp và đưa cây nấm ở Thái Nguyên phát triển 'có tiếng' như ngày hôm nay, song giờ đây ông “vua nấm” đang đứng trước nguy cơ trắng tay.

Đánh cụm từ “ông Thử nấm Thái Nguyên” trên công cụ tìm kiếm Google, có 147.000 kết quả được tìm thấy với đủ thể loại bài báo, trang tin giới thiệu về ông Nguyễn Đình Thử (Chủ nhiệm HTX Nấm Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).

Là một trong những người tiên phong làm nấm quy mô doanh nghiệp và đưa cây nấm ở Thái Nguyên phát triển 'có tiếng' như ngày hôm nay, song giờ đây ông “vua nấm” đang đứng trước nguy cơ trắng tay.

Ưu ái bước đầu

Khi Thái nguyên có chủ trương đưa cây nấm phát triển thànhhàng hoá, nhằm xoá đói nghèo cho đồng bào, các lãnh đạo huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đích thân vài lần tìm bằng được ông Nguyễn Đình Thử, những mong ông phụ trách và thực hiện thành công chủ trương của huyện.

Cuối năm 2008, huyện Đại Từ đã cho ông Thử mượn quỹ đất chưa sử dụng để xây dựng trang trại sản xuất nấm. Ông về nhà ở xã Vạn Thọ, bán trang trại lợn rừng, thu gom được 400 triệu lên thị trấn huyện bắt tay vào làm nấm.

Chỉ sau hơn 1 năm vào việc, ông Thử đã không phụ lòng những nguời đánh giá đúng và mến mộ năng lực của mình. Để mở rộng quy mô, HTX Nấm Hùng Sơn được thành lập với 40 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định. Mô hình trang trại nấm ông Thử được lãnh đạo địa phương liên tục chọn là địa chỉ đỏ để các đoàn tham quan, làm việc và học tập kinh nghiệm.

Đặc biệt, năm 2010, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên (Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội) đánh giá cao về hiệu quả mô hình. Ông Thử vinh dự được nhận nhiều danh hiệu khen tặng của các cấp.

Hết thời - đòi đất

Từ hiệu quả và thành công của mô hình HTX Nấm Hùng Sơn, nhiều mô hình trồng nấm đã ra đời và hoạt động tại Đại Từ cũng như Thái Nguyên. Cây nấm khi đó trở thành ý chí chính trị của tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói, ông Thử đã giúp cho chính quyền thực hiện thành công sứ mệnh mang tính lịch sử.

Nhưng khi không cần đến vai trò và sự tồn tại của mô hình trồng nấm nữa thì ông Thử nhận được cái “phủi tay” dứt khoát.

10-21-16_1
Ảnh: Việt Bắc

 

Ngày 31/12/2008, trong công văn số 743, UBND huyện Đại Từ đồng ý cho ông Thử mượn đất để sản xuất nấm có nội dung “thời gian sử dụng từ ngày 1/1/2009 đến 31/3/2011” và “Trong thời gian sử dụng quỹ đất, không xây dựng kiên cố công trình, không làm biến dạng mặt bằng hiện có. Khi huyện có yêu cầu, kịp thời trả lại đất theo nguyên trạng”.

Năm 2015, UBND huyện Đại Từ rục rịch đòi đất, yêu cầu ông Thử chuyển đi nơi khác để trả lại đất. Mới nhất, ngày 18/7/2016, UBND huyện yêu cầu ông Thử phải tháo dỡ và di chuyển toàn bộ tài sản, cây cối ra khỏi diện tích đất đã mượn để phục vụ cho nhà đầu tư mới khởi công, xây dựng trường mầm non vào ngày 25/7.

Nét mặt bạc nhược, thất thần, đôi mắt ủ rũ đau buồn, ông Thử than thở, bao nhiêu đam mê, nhiệt huyết, bao nhiêu mồ hôi công sức thành công cốc. Tất cả tài sản, ruộng vườn, hoa màu ở quê đã bị bán hết để đổ vào đây giờ tự mình lại phải phá bỏ.

Sinh nghề tử nghiệp, đau đớn nhất là người con trai của ông đã bỏ mạng tại chính nơi này. Tai nạn nổ lò hơi sấy nấm đã khiến con trai ông tử vong hồi cuối năm 2015. “Cũng chỉ vì cái chung, vì sự kêu gọi nên tôi mới ra đây. Chứ cứ ở quê mà làm ăn trang trại thì đâu nên nỗi này” - ông Thử than vãn.

Ông Thử ước tính, những công trình nhà xưởng, sân chứa nguyên liệu…dù không kiên cố nhưng cũng lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng nguyên liệu chuẩn bị cho vụ làm nấm sắp tới đang tập kết trên sân cũng lên đến hơn 600 triệu.

Trong đơn đề nghị với UBND huyện Đại Từ và Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, ông Thử trình bày, để đầu tư, sản xuất nấm, gia đình ông đã bán hết tài sản trước đây và phải vay thêm ngân hàng. Ông mong muốn, chính quyền và doanh nghiệp tạo điều kiện để ông có thể ở lại sản xuất nốt vụ nấm 2016 - 2017 (đến hết tháng 4/2017). Mặt khác, xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng và di chuyển tài sản.

Những đề nghị của ông Thử đã được UBND huyện Đại Từ trả lời là “không đồng ý” và tiếp tục yêu cầu ông tháo dỡ tài sản, trả đất theo đúng mệnh lệnh hành chính...

Bà Trương Thị Huệ từng là Bí thư huyện ủy huyện Đại Từ, cho biết, bà đã biết ông Thử từ lâu và rất khâm phục ý chí, nghị lực của ông. Chính vì vậy, bà cũng là người mời ông Thử ra làm nấm hồi năm 2008. Nay không còn công tác ở huyện nên bà rất mong muốn các cấp xem xét, tạo điều kiện tốt nhất để cưu mang, hỗ trợ cho ông Thử.

Ông Đoàn Văn Tuấn (Phó chủ tịch UBDN tỉnh Thái Nguyên) cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Đại Từ cần xem xét để tạo điều kiện về tái định cư, đồng thời, phải có sự ủng hộ nhất định đối với HTX Nấm Hùng Sơn.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm