| Hotline: 0983.970.780

Môi trường nuôi trồng thủy sản- Thách thức lớn:

Long An: Con tôm chịu trận ô nhiễm

Thứ Ba 06/12/2016 , 07:29 (GMT+7)

Nghề nuôi tôm đang trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cả ngàn hộ dân các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ (Long An).

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới con tôm và hệ sinh thái khu vực này.
 

Gia tăng ô nhiễm, dịch bệnh phát triển

Theo Chi cục Thủy sản Long An, trong năm 2016 diện tích nuôi tôm ước đạt gần 5.300 ha (tăng hơn 10% so với cùng kỳ), sản lượng 8.064,5 tấn. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, không thu hoạch được khoảng 596,9ha (tôm sú 138,9ha, tôm thẻ chân trắng 458ha), chiếm 12% tổng diện tích thả nuôi.

14-56-56_nh-1-nuoi-tom-truoc-thch-thuc-bo-ve-moi-truong
 

Ông Tạ Văn Nguyễn Hoàng, Q. Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Long An cho hay, cùng với sự gia tăng về diện tích nuôi tôm nước lợ thì môi trường các vùng nuôi tôm trong tỉnh ngày càng ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh nhiều hơn. Tại các vùng chuyên canh nuôi tôm lớn, như Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, hoạt động sên vét của người dân diễn ra tràn lan, ngoài tầm kiểm soát, có những hộ trong quá trình sên vét đổ thẳng bùn thải xuống sông rạch.

Tất cả khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ người dân ngày một gay gắt. Lớp bùn đáy ao rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất độc như Ammonia, Nitrite, Hydrogen sulfide. Lớp bùn dơ bẩn này tác động đến nguồn nước trong ao nuôi tôm làm giảm chất lượng nước.

Mâu thuẫn còn xảy ra giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp. Do các hộ nuôi tôm công nghiệp thường xuyên cải tạo ao, đầm sau mỗi vụ nuôi, còn các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến lại lấy nước vào vuông tôm không qua ao lắng và không có điều kiện để xử lý nước. Từ đó ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi tôm càng bức xúc.

Bên cạnh đó, các vùng chuyên canh này cũng hoàn toàn không có cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng dùng chung lẫn hạ tầng trong từng ao nuôi. Đặc biệt, không có ao chứa và ao xử lý nước thải; nguồn nước cung cấp cho ao nuôi được lấy trực tiếp từ hệ thống các kênh rạch tự nhiên chưa qua xử lý; nguồn nước thải sau khi nuôi tôm lại xả trực tiếp ra môi trường.

Điều này gây ô nhiễm nền đáy, chất đất của cả vùng nuôi và khu vực lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm thiệt hại các vùng canh tác lân cận bởi chỉ sau thời gian nuôi từ 3- 5 năm, môi trường nước sẽ bị mặn hóa trở lại và dịch bệnh trên con tôm lại phát triển như thường, thậm chí phát sinh thêm nhiều bệnh mới không kiểm soát được, trong đó phổ biến nhất là bệnh mềm vỏ.

Đặc biệt, khi có dịch theo tiểu vùng xảy ra, nông dân đồng loạt sử dụng các chế phẩm sinh học để dập dịch, rồi thải ồ ạt nguồn nước ra môi trường, các vi sinh vật có lợi bên ngoài trại nuôi tôm bị tiêu diệt, ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Chia sẻ cách tiếp cận liên ngành theo chuỗi về an toàn thực phẩm

THỪA THIÊN - HUẾ Các đại biểu đã cùng chia sẻ kết quả nghiên cứu về an toàn thực phẩm từ Dự án 'Bảo vệ sức khỏe con người thông qua cách tiếp cận Một Sức Khỏe'.

Tân Lạc thu hoạch trên 1.000 tấn quýt Vân Sơn

HÒA BÌNH Mùa vụ này các nhà nông Mường Bi lại được mùa quýt Vân Sơn, sản lượng cho thu hoạch ước trên 1.000 tấn quả, đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.