| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Vinamit:

Mở khóa thị trường cho rau quả chế biến xuất khẩu

Thứ Ba 06/12/2016 , 09:15 (GMT+7)

Chế biến rau quả không chỉ đáp ứng nhu cầu XK mà còn làm tăng mạnh giá trị cho rau quả Việt Nam. PV Báo NNVN đã trao đổi với ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Vinamit quanh vấn đề này.

15-43-39_ong-nguyen-lm-vien
Ông Nguyễn Lâm Viên
 

Thưa ông, xuất khẩu rau quả hiện nay chủ yếu vẫn là rau quả tươi, tỷ lệ rau quả chế biến XK còn chưa nhiều. Điều này ảnh hưởng ra sao đến giá trị rau quả Việt Nam?

Khi XK một loại trái cây tươi nào đó, chúng ta chỉ có thể lựa chọn 40-50% những trái có mẫu mã đẹp nhất, đồng đều nhất… để XK. Còn khoảng một nửa còn lại không thể XK được. Vì vậy, cho dù một nửa sản lượng trái cây nhờ mẫu mã đẹp mà có thể bán được giá cao, thì nửa còn lại chỉ có thể bán với giá rất thấp, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm tăng giá trị của trái cây.

Chẳng hạn, với một loại trái cây nào đó, những trái đẹp được lựa ra để XK có thể được DN thu mua với giá 12.000 đ/kg, nhưng số trái xấu hơn, không được thu mua XK, chỉ có thể bán với giá 3.000-4.000 đ/kg.

Nhưng nếu có chế biến, chúng ta hoàn toàn có thể tăng thêm đáng kể kim ngạch XK rau quả từ chính những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn XK tươi.

Rau quả chế biến sẽ tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng như thế nào nếu so với rau quả tươi?

Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu, đã mang lại sự chênh lệch lớn về lợi nhuận cho rau quả chế biến. Bởi khi đưa vào chế biến, người ta không cần phải lựa chọn rau quả đẹp nhưng giá cao, mà lấy rau quả có mẫu mã không đẹp với giá rẻ. Tuy hình thức, mẫu mã không đẹp nên không đủ tiêu chuẩn XK tươi, nhưng chất lượng của những rau quả này rất tốt, có thể chế biến thành những loại thực phẩm giá trị cao.

Rau quả sau chế biến tạo ra giá trị cao hơn hẳn so với rau quả tươi. Một kg hành tây, hiện có giá bán ở chợ khoảng 7.000-8.000đ, giá do nông dân bán tại vườn là 5.000-6.000đ. Nhưng 1 kg hành tây đã được chế biến thành các sản phẩm sấy gia vị, giá tới 350.000đ chưa bao bì. Với trái cây chế biến, có thể làm tăng giá trị gấp từ 10-20 lần so với trái cây tươi.

Nhu cầu rau quả chế biến trên thế giới hiện nay ra sao, thưa ông?

Nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến trên thế giới là rất lớn và đang ngày càng gia tăng vì nó phù hợp với đời sống công nghiệp bận rộn. Ví dụ, nếu không có nhiều thời gian để nấu canh, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm canh ăn liền từ rau sấy khô. Người tiêu dùng chỉ việc bỏ rau sấy khô và các gói gia vị vào tô, đổ nước sôi vào, chỉ sau vài phút là đã có tô canh ngon lành.

Để thúc đẩy chế biến rau quả, chúng ta cần phải làm gì?

XK rau quả vẫn phải đi song hành cả XK tươi và XK sản phẩm chế biến. Bởi rau quả tươi vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng khá lớn của người tiêu dùng trên thế giới. Còn chế biến là tận dụng rau quả không đạt tiêu chuẩn XK tươi. Do đó, nếu đi song hành được cả XK tươi và chế biến, chắc chắn giá trị XK rau quả sẽ tăng rất mạnh.

Để thúc đẩy công nghiệp chế biến rau quả phát triển, theo tôi, trước hết cần phải làm tốt khâu sản xuất rau quả để tạo nguồn nguyên liệu sạch, đáp ứng các yêu cầu về ATTP. Công ty của tôi thường xuyên kiểm tra các mẫu rau quả trước khi đưa vào chế biến và phát hiện nhiều mẫu có dư lượng Carbendazim. Nhiều nông dân vẫn đang sử dụng Carbendazim để trừ nấm và làm cho vỏ trái cây đẹp hơn. Mà rau quả, sản phẩm chế biến từ rau quả có dư lượng chất này bị rất nhiều thị trường cấm NK.

Để có những loại rau quả sạch, chất lượng tốt, nên khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ. Nước ta có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Nông dân còn nhiều hiểu biết về canh tác theo hướng hữu cơ như sử dụng phân chuồng, phân xanh… Có nhiều loại rau quả vẫn đang được trồng một cách tự nhiên ở nhiều địa phương như chuối ở Cà Mau, Tuyên Quang…, mít ở Đăk Nông, Đăk Lăk… Do đó, sản xuất rau quả hữu cơ ở Việt Nam không phải là vấn đề quá khó.

Bên cạnh đó, phải có những chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến rau quả như tích tụ đất đai để hình thành vùng nguyên liệu, ưu đãi đầu tư xây dựng nhà máy…

Một điều rất quan trọng là phải mở được “cái khóa” vào hệ thống phân phối ở các thị trường tiêu thụ. Vì các hệ thống này đã bị “vây” bởi các thương hiệu lớn. Có thâm nhập được vào các hệ thống phân phối mới thúc đẩy được chế biến rau quả phát triển. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức. Riêng bản thân công ty chúng tôi, đang phải nỗ lực từng chút một để mở dần từng thị trường.

Ngoài ra, phải biết sáng tạo ra những loại rau quả chế biến có hương vị độc đáo, chinh phục được người tiêu dùng nước ngoài. Chúng tôi đã dùng nho khô của Mỹ tẩm vị ớt khiến cho chính người Mỹ cũng ngạc nhiên, đặt mua hàng với khối lượng không nhỏ. Thành ra, chúng tôi đang NK nho khô từ Mỹ về để chế biến nho tẩm vị ớt để xuất khẩu trở lại Mỹ. Hay các sản phẩm sấy gia vị từ hành tây được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đó là vài kinh nghiệm thành công về sáng tạo cho rau quả chế biến.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm