| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 14/01/2010 , 10:46 (GMT+7)

10:46 - 14/01/2010

Mỗi tháng nhập... 30.000 con chó

Cuối tháng rồi, trên trang mạng Global Post, đã đăng tải loạt phóng sự khá công phu của nhà báo Mỹ Patrick Winn về đường dây buôn chó bất hợp pháp từ Thái Lan sang Việt Nam.

Theo đó, ở tỉnh lỵ Ta Rae, mỗi đêm có khoảng 1.000 con chó được thu gom, bí mật vận chuyển qua Lào rồi tuồn về Hà Nội để trở thành những món ăn đầy hấp dẫn trong các quán cầy tơ. Như vậy, ước tính mỗi tháng, có khoảng 30.000 con chó Thái Lan được đưa vào Việt Nam qua ngả Lào. Số lượng chó nhập khẩu này, quả là không nhỏ.

Điều đáng lo ngại là toàn bộ số chó trên đều có nguồn gốc là chó lang thang và được nhập lậu vào Việt Nam bất hợp pháp, từ nơi đi cho tới tận nơi đến. Ở Thái Lan, dù không bị pháp luật cấm đoán, nhưng buôn bán và làm thịt chó là những công việc bị cả xã hội (đại đa số dân Thái theo đạo Phật) khinh rẻ, lên án. Vì thế, những người tham gia đường dây thu gom và “xuất khẩu” chó lang thang sang Việt Nam thường phải “lót tay” cho những quan chức địa phương ở nước này để đưa hàng đi theo dạng “3 không”: không lệ phí, không thủ tục hải quan, không kiểm tra giấy phép.

Nhiều quan chức địa phương ở tỉnh Ta Rae cũng sẵn sàng làm ngơ vì hoạt động thu gom, xuất khẩu này vô hình chung đã giúp cho địa phương họ tống khứ đi được một lượng chó lang thang khá lớn, vừa bớt được chi phí thu gom chó cho chính quyền địa phương, vừa giảm thiểu được nguy cơ lây lan bệnh dại.

Trong khi đó, nguồn chó hoang lớn như trên đang được tuồn vào Việt Nam rõ ràng là một nguy cơ không nhỏ trong việc bùng phát bệnh dại ở nước ta. Chó nhập lậu hoàn toàn là chó sống. Vậy mà cả ngàn con chó được tuồn trót lọt qua biên giới Lào - Việt mỗi ngày, và quãng đường từ biên giới về đến Hà Nội là khá dài, thì mới thấy việc kiểm soát buôn bán chó thịt đang bị buông lỏng đến cỡ nào.

Mà đâu chỉ chó ngoại nhập lậu được thong dong đi xuyên biên giới như thế. Ngay cả nguồn chó thịt rất lớn ở trong nước, đến giờ vẫn gần như đang nằm “ngoài vùng phủ sóng” của các cơ quan chức năng. Theo một cán bộ Cục Chăn nuôi, trong một lần về điều tra số lượng các loài vật nuôi ở một tỉnh miền Đông Nam bộ, anh này đã giật mình khi thấy số lượng chó nuôi trong dân còn nhiều hơn cả số lượng đàn heo, đàn trâu bò…

Thế nhưng, heo hay trâu bò, khi được lưu thông từ nơi này sang nơi khác, được đem giết mổ và đem thịt đi bán, bắt buộc phải có chứng nhận của ngành thú y. Còn riêng việc lưu thông, giết mổ chó và buôn bán thịt chó, thì cứ vô tư đi.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm