| Hotline: 0983.970.780

Mục tiêu quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi

Thứ Ba 30/01/2018 , 08:53 (GMT+7)

Ngày 29/1, tại Bến Tre, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương (LCASP) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017, triển khai kế hoạch năm 2018.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre ông Nguyễn Hữu Lập cùng chủ trì hội nghị.

Theo BQL dự án LCASP, đến nay các BQL dự án địa phương đã thực hiện được 1.997 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành an toàn, bảo dưỡng công trình khí sinh học (KSH) cho 55.132 nông hộ (chủ yếu đăng kí xây dựng lắp đặt công trình KSH quy mô nhỏ).

Riêng năm 2017, dự án đã xây dựng các tiêu chuẩn về hỗ trợ tài chính mức 5 triệu đồng trên công trình KSH cho các đối tượng người nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ trụ cột gia đình và 50 triệu đồng cho công trình KSH quy mô dạng vừa, mở 340 lớp tập huấn vận hành sửa chữa công trình KSH cho 9.311 hộ nông dân. Song song đó, kết hợp lắp đặt 8.506 công trình KSH quy mô nhỏ và 25 công trình KSH quy mô vừa.

Kết quả thực hiện dự án qua các năm được sự đồng tình và ủng hộ của người dân 10 tỉnh trong dự án về tính hiệu quả trong tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà dự án vẫn chưa giải quyết triệt để.

Bà Phan Thị Thu Sương, Giám đốc LCASP Bến Tre cho biết: “Do giá heo giảm nên nhiều hộ chăn nuôi đã giảm quy mô đàn, do đó khó khăn trong việc tập trung trang trại quy mô lớn để xử lý. Bên cạnh đó các mô hình KSH vẫn chưa giải quyết được triệt để ô nhiễm môi trường. Vấn đề giải ngân của dự án vẫn còn chậm. Tỉnh kiến nghị trung ương hỗ trợ Bến Tre làm một số mô hình quản lý chất thải toàn diện và triển khai các thiết bị quan trắc môi trường”.

Vấn đề quá tải khí biogas do lượng khí sinh ra đốt không hết cũng gây ô nhiêm môi trường không kém. Đó là nhận định của ông Từ Anh Sơn, Giám đốc LCASP Phú Thọ. Ông Sơn kiến nghị xây dựng mô hình xử lý thải sau biogas để tránh ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

Theo ông Nguyễn Văn Bộ, tư vấn dự án LCASP, vấn đề cần giải quyết là 70% chất thải phải được SX phân bón và 80% khí gas phải được sử dụng và chăn nuôi tiết kiệm nước. Công nghệ xử lý KSH hiện nay đã tốt nhưng khâu vận hành còn rất kém. Đối với vấn đề tài chính cần mở rộng đối tượng cho vay và điều chỉnh lại lãi suất cho vay sao cho hấp dẫn hơn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị dự án LCASP đưa ra phương án xử lý cụ thể, triệt để các vấn đề còn tồn đọng, đặc biệt là hợp phần 1 "Quản lý chất thải chăn nuôi" và hợp phần 3 "Chuyển giao công nghệ xử lý chất thải". Đối với vấn đề giải ngân tín dụng cho vay, chú ý các thủ tục liên quan, tránh rườm rà...

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm