| Hotline: 0983.970.780

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Thứ Năm 03/04/2025 , 14:26 (GMT+7)

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn

Chia sẻ tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh và phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình diễn ra sáng 3/4 tại Hà Nội, do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho hay, nằm trong xu thế phát triển của đất nước, hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nắm bắt tinh thần giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, Dabaco đã tập trung tăng đàn, phát triển theo hướng bền vững.

Theo ông Tuế, yếu tố đầu tiên bảo đảm tính bền vững là hệ thống chuồng trại hiện đại. Dabaco sử dụng hoàn toàn chuồng trại nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu về năng suất và an toàn dịch bệnh. Hiện tổng đàn nái của Dabaco khoảng 60.000 con, đàn lợn thịt có mặt thường xuyên là 700.000 con.

Đại diện Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam đề xuất, cần phải mạnh dạn tăng nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu thú y. Ảnh: Trung Quân.

Đại diện Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam đề xuất, cần phải mạnh dạn tăng nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu thú y. Ảnh: Trung Quân.

Về con giống, Dabaco nhập khẩu giống nước ngoài để tận dụng quỹ gen năng suất cao, sau đó chọn lọc và nhân giống thuần. Đồng thời nhập tinh về để cải thiện giống.

Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, Dabaco dự kiến đạt sản lượng 1 triệu tấn vào cuối năm nay, vừa cung cấp ra thị trường, vừa tự chủ nguồn thức ăn cho hệ thống trang trại của mình. Đồng thời, công ty liên tục cải tiến công thức dinh dưỡng để tối ưu hiệu quả chăn nuôi, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).

“Chúng tôi xác định chỉ khi năng suất được nâng cao thì giá thành mới có thể giảm, từ đó tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm”, ông Tuế nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Tuế cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, Dabaco đặc biệt ưu tiên các giải pháp an toàn sinh học, coi đây là yếu tố số một. Toàn bộ đàn vật nuôi đều được tiêm vacxin đầy đủ theo quy trình nghiêm ngặt.

Về môi trường, Dabaco xác định chăn nuôi quy mô lớn nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ô nhiễm đáng kể. Vì vậy, doanh nghiệp đã đầu tư phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn tại các trang trại, đảm bảo không phát thải ra ngoài môi trường. Đây là cam kết của Dabaco nhằm tạo sự đồng thuận với người dân, giảm áp lực cho chính quyền địa phương và giữ vững sự ổn định trong sản xuất.

Nghiên cứu “mát hóa” công nghệ giết mổ lợn

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao, tuy nhiên đang dần có sự chuyển dịch sang các sản phẩm thịt khác như thịt gia cầm và thủy sản.

Ngành chăn nuôi lợn hiện tiếp tục chịu nhiều áp lực lớn, bao gồm dịch bệnh, giá thành chăn nuôi và yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường…

Để ngành chăn nuôi lợn trong nước phát triển theo hướng bền vững, ông Dương đề xuất, các cơ quan quản lý Nhà nước về chăn nuôi và thú y cần tiến hành đánh giá toàn diện hoạt động chăn nuôi trên nhiều góc độ. Việc tổ chức lại chuỗi sản xuất là cần thiết, không cần thiết phải duy trì nhiều chuỗi, nhưng phải kiểm soát chặt chẽ được toàn bộ chuỗi mới tạo được sự đồng bộ.

Tập trung nghiên cứu đến hướng 'mát hóa' công nghệ giết mổ lợn, từng bước thay đổi thói quen sử dụng thịt 'nóng' của người dân để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thịt lợn. Ảnh: Hồng Thắm. 

Tập trung nghiên cứu đến hướng “mát hóa” công nghệ giết mổ lợn, từng bước thay đổi thói quen sử dụng thịt 'nóng' của người dân để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thịt lợn. Ảnh: Hồng Thắm

Cùng với đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro và tối ưu quản lý.

Đồng thời, huy động sự vào cuộc của Nhà nước và toàn xã hội vào công tác kiểm soát dịch bệnh, phải xem phòng chống dịch bệnh là chìa khóa then chốt để chăn nuôi lợn phát triển.

Song song đó, cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong công tác kiểm soát giết mổ. Nếu không chỉ đạo tốt công tác này sẽ gặp khó khăn về kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Trong đó, đặc biệt nghiên cứu đến hướng “mát hóa” công nghệ giết mổ lợn; từng bước thay đổi thói quen sử dụng thịt 'nóng' của người dân để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thịt lợn.

Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam bày tỏ băn khoăn trước thực trạng nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu thú y còn quá hạn chế, "nhỏ giọt". Trong khi đó, mỗi khi dịch bệnh xảy ra, chi phí để xử lý hậu quả lại vô cùng lớn, chưa kể những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và an toàn cộng đồng.

Theo bà Hương, cần phải mạnh dạn tăng nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu thú y. Đây là cách thiết thực để khẳng định nguyên tắc "phòng bệnh hơn chữa bệnh" và góp phần chủ động bảo vệ ngành chăn nuôi một cách bền vững, hiệu quả.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất