Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 9/4/2025 5:37 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Thứ Năm 03/04/2025 , 13:03 (GMT+7)

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh và phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới, ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đánh giá, báo cáo từ các địa phương cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2025, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước.

Theo ông Phan Quang Minh, các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các số liệu chăn nuôi lợn xem đã sát với thực tiễn hay chưa. Ảnh: Khương Trung.

Theo ông Phan Quang Minh, các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các số liệu chăn nuôi lợn xem đã sát với thực tiễn hay chưa. Ảnh: Khương Trung.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) giảm cả về diện dịch (số tỉnh có dịch giảm hơn 57%, số ổ dịch giảm hơn 72%) và mức độ thiệt hại (số lợn chết và tiêu hủy) giảm gần 80%. Bệnh lở mồm long móng (LMLM) giảm cả về diện dịch và mức độ thiệt hại (số ổ dịch giảm hơn 92%, số động vật mắc bệnh giảm hơn 89% và không có động vật chết, tiêu huỷ), tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, ước tăng trưởng từ 5,2-5,5%, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là các số liệu thống kê này đã phản ánh đúng tình hình chăn nuôi tại các địa phương hay chưa? Trên thực tế, tại nhiều địa phương tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp, vẫn có tình trạng địa phương có dịch nhưng cán bộ thú y cơ sở không báo cáo. Các cơ quan chức năng khi thanh tra, kiểm tra vẫn phát hiện nhiều trường hợp vận chuyển lợn mắc bệnh đi tiêu thụ.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với lực lượng chức năng tại các địa phương xử lý 31 vụ vi phạm với 800 con gia cầm và hơn 23.000kg sản phẩm động vật nhập lậu. Từ ngày 1/1- 14/3, Cục Chăn nuôi và Thú y, các đơn vị thuộc Cục đã ban hành 55 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với số tiền phạt hơn 3,1 tỷ đồng.

Theo ông Minh, các địa phương đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, nhưng chủ yếu xoay quanh hai vấn đề là hệ thống cơ quan quản lý chăn nuôi thú y tại cơ sở đang có nhiều xáo trộn, nhân lực hạn chế gây ra những khó khăn, bất cập trong công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc bố trí đủ kinh phí triển khai phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế, nhất là cấp huyện, xã.

Tuy nhiên, đây là những khó khăn chung, không chỉ diễn ra trong một năm mà đã được dự báo từ sớm và được nhìn nhận rõ nét trong suốt những năm qua. Đặc biệt, các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi cơ bản đầy đủ; chương trình, kế hoạch Quốc gia, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường rất chi tiết, cụ thể cho từng bệnh, từng thời kỳ. Do đó, việc quan trọng nhất hiện nay là công tác tổ chức thực hiện của các địa phương (nhất là cấp huyện, xã), doanh nghiệp và người chăn nuôi như thế nào.

Theo ông Minh, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần khẩn trương chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, xã; khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vacxin không bảo đảm chất lượng.

Cục Chăn nuôi và Thú y yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ảnh: Khương Trung.

Cục Chăn nuôi và Thú y yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ảnh: Khương Trung.

Bên cạnh đó, yêu cầu thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch bệnh động vật trên hệ thống báo cáo trực tuyến VAHIS; thống nhất chỉ đạo sử dụng số liệu dịch bệnh trên hệ thống VAHIS (rất chi tiết, cụ thể) để tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của các cấp chính quyền địa phương; không phát sinh biểu mẫu báo cáo để giảm thiểu áp lực cho các cơ quan thú y, cũng như lực lượng thú y cấp xã.  

Ngoài ra, khẩn trương chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 theo quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; xử lý triệt để theo quy định pháp luật đối với có sở giết mổ động vật chưa được cấp phép hoạt động, không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và không được nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy định.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất