| Hotline: 0983.970.780

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

Thứ Năm 03/04/2025 , 15:08 (GMT+7)

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết tại Hà Tĩnh thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát sinh, lây lan trên đàn gia súc, gia cầm. Hiện dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang âm ỉ trên địa bàn 8 xã Yên Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên), tượng Sơn, Thạch Trị, TP Hà Tĩnh và Hòa Hải (huyện Hương Khê).

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 184.000 con lợn thuộc diện tiêm phòng các loại vacxin định kỳ đợt 1 năm 2025. Ảnh: Thanh Nga.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 184.000 con lợn thuộc diện tiêm phòng các loại vacxin định kỳ đợt 1 năm 2025. Ảnh: Thanh Nga.

Lo ngại nhất là thời điểm này giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột làm sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan. Vì thế, giải pháp tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin là cách phòng bệnh hàng đầu cho đàn vật nuôi.

Theo Chi cục Trồng trọt và chăn nuôi Hà Tĩnh, qua rà soát, tổng đàn vật nuôi thuộc diện tiêm phòng đợt 1 năm 2025 có gần 2,2 triệu con gia cầm, 97.000 con trâu bò, 184.000 con lợn và hơn 88.700 con chó.

Thời gian tiêm phòng sẽ kéo dài từ nay đến hết ngày 30/5. Vì vậy các địa phương cần tập trung huy động nhân, vật lực đảm bảo quá trình tiêm phòng đạt kết quả cao, hỗ trợ tốt cho quá trình phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi (đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin tại thời điểm tiêm phòng); thường xuyên thông tin để người chăn nuôi nêu cao ý thức, tuân thủ tiêm phòng đúng quy định, bảo vệ tốt đàn gia súc, gia cầm.

Là địa bàn đang tồn tại ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày, trong khi địa giới hành chính rộng, TP. Hà Tĩnh đã chủ động chỉ đạo các địa phương thống kê số lượng đàn vật nuôi nằm trong diện tiêm phòng từ sớm, đồng thời thành lập tổ tiêm phòng theo cụm, xã, tiêm theo hình thức cuốn chiếu từng xã.

Ông Trần Viết Phương, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà Tĩnh thông tin, đến thời điểm này thành phố đã tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trâu, bò cho hơn 1.200/4.255 con, tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, bệnh tụ huyết trùng lợn cho gần 2.000/21.840 con và tiêm phòng bệnh dại chó gần 2.000/5.706 con.

“Để tiêm nhanh, đảm bảo chất lượng chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn dụng cụ bảo quản, vận chuyển, kỹ thuật tiêm phòng, thời điểm tiêm phòng từng loại vacxin đến từng cán bộ chuyên môn xã, phường. Ngoài ra, cử người trực tiếp bám nắm địa bàn để giám sát tiến độ, hỗ trợ chuyên môn trong những trường hợp cần thiết”, ông Phương nói.

Những năm gần đây tỷ lệ tiêm phòng vacxin phòng dại chó tại Hà Tĩnh tăng lên đáng kể. Ảnh: Thanh Nga.

Những năm gần đây tỷ lệ tiêm phòng vacxin phòng dại chó tại Hà Tĩnh tăng lên đáng kể. Ảnh: Thanh Nga.

Đàn lợn 8 con của chị Nguyễn Huyền, xã Thạch Trị nằm trong vùng đang bị dịch tả lợn Châu Phi nên đợt tiêm phòng định kỳ này chị tuân thủ khuyến cáo của cán bộ thú y, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo quy định. Ngoài ra, 3 con chó của gia đình cũng vừa đăng ký tiêm vacxin phòng bệnh dại, dự kiến trong tuần tới sẽ tiến hành tiêm.

Xã An Dũng, huyện Đức Thọ là địa phương có hoạt động chăn nuôi phát triển, người dân đang có xu hướng tái đàn, tăng đàn nhiều sau Tết Nguyên đán. Hiện địa phương đã tổ chức tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho hơn 320 con trâu, bò; tiêm phòng dại cho hơn 550 con chó và sẽ đẩy nhanh tiến độ trong những ngày tới.

Chính quyền đã tăng cường tuyên truyền về đối tượng bắt buộc phải tiêm, thời gian và các quy định về công tác tiêm phòng để người chăn nuôi biết, chấp hành nghiêm túc. Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, bố trí thêm nhân lực phục vụ công tác tiêm phòng.

Tiêm phòng vacxin là một trong những giải pháp quan trọng ngăn chặn các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát sinh, lây lan. Ảnh: Thanh Nga. 

Tiêm phòng vacxin là một trong những giải pháp quan trọng ngăn chặn các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát sinh, lây lan. Ảnh: Thanh Nga. 

Theo rà soát, đợt tiêm phòng lần này toàn huyện Đức Thọ có hơn 6.900 con trâu, bò; hơn 8.800 con lợn; hơn 9.300 con chó; trên 83.100 con gia cầm nằm trong diện phải tiêm các loại vacxin bắt buộc.

Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Thú y Hà Tĩnh đề nghị 12 huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là các địa phương có số lượng tổng đàn gia súc lớn như huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên… cần tích cực tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động đăng ký tiêm phòng gia súc, gia cầm theo quy định nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt tại những khu vực từng có dịch hoặc có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện, cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi có dấu hiệu dịch bệnh.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất