| Hotline: 0983.970.780

Mỹ rút lại ảnh mô tả diện mạo Osama bin Laden

Thứ Hai 18/01/2010 , 14:48 (GMT+7)

Nhà chức trách Mỹ đã rút lại một bức hình xử lý kỹ thuật số mô tả diện mạo của trùm khủng bố Osama bin Laden ở tuổi 52 trên một trang mạng của Bộ Tư pháp nước này.

Theo tin nước ngoài, nhà chức trách Mỹ đã rút lại một bức hình xử lý kỹ thuật số mô tả diện mạo của trùm khủng bố Osama bin Laden ở tuổi 52 trên một trang mạng của Bộ Tư pháp nước này.

Tấm ảnh trên nhằm mục đích phổ biến để công chúng thấy thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda hiện trông như thế nào.

Tuy nhiên, bức hình đã gây
tranh cãi vì bin Laden trong ảnh có nhiều nét giống diện mạo một chính khách Tây Ban Nha, nghị sĩ Gaspar Llamazares.

Nguyên nhân là do một chuyên viên của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã dùng một phần tấm ảnh chụp chính khách này để phục dựng khuôn mặt già hơn của trùm khủng bố.

FBI sau đó thừa nhận chuyên viên của họ đã tìm hình ảnh trên mạng Internet và vô ý chọn phải ảnh của nghị sĩ  Llamazares.

Theo lý giải của FBI, khi dựng ảnh, các họa sĩ tư pháp đã lựa chọn những đặc điểm điển hình từ kho dữ liệu ảnh.

Tuy nhiên, qua bước đầu kiểm tra, dường như họa sĩ đã không thể tìm ra những nét phù hợp từ kho dữ liệu ảnh và đã "mượn" một vài đặc điểm từ bức ảnh trên Internet.

FBI khẳng định những nét tương đồng giữa hai bức ảnh trên là một sự ngẫu nhiên. Ngay sau đó, tấm ảnh đã bị dỡ khỏi trang web "Giải thưởng cho Công lý" của Bộ Tư Pháp Mỹ.

Nghị sĩ  Llamazares đã phản đối việc FBI sử dụng chân dung của ông, cho rằng điều này có thể đe dọa tính mạng ông. Đại sứ quán Mỹ tại Tây Ban Nha đã phải ngỏ lời xin lỗi nghị sĩ  Llamazares.

Osama bin Laden bị cáo buộc đứng sau một số vụ khủng bố kinh hoàng, trong đó có vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ tại châu Phi hồi năm 1998 và các vụ tấn công khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001.

Tên trùm mạng lưới khủng bố Al-Qaeda này được cho là đang ẩn náu trong vùng đồi núi giữa Pakistan và Afghanistan và là đối tượng bị Mỹ truy nã gắt gao nhất.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm