| Hotline: 0983.970.780

Nên hạn chế uống nước ngọt có gas

Thứ Ba 09/12/2014 , 08:16 (GMT+7)

Theo WHO, trẻ em không nên tiêu thụ quá 5 viên đường ép khô mỗi ngày và tránh dùng đồ uống có gas như coca. Bởi mỗi lon chứa lượng đường tương đương với 7 viên đường ép khô (35g đường).

Theo tờ DailyMail của Anh số ra đầu tháng 12 vừa qua, một người đàn ông ở Los Angeles (Mỹ) tên là George Prior, 50 tuổi đã làm một cuộc thử nghiệm, uống 10 lon coca/ngày trong 1 tháng liền để kiểm chứng những tác động xấu của loại đồ uống có gas lên sức khỏe con người có đúng như báo chí tuyên truyền hay không.

Theo chính lời của ông George Prior, thì đây là một cách làm mạo hiểm bởi đồ uống có gas không chỉ có hàm lượng đường cao mà có chứa nhiều phụ gia bất lợi khác. Song, nó lại rất thông dụng, được nhiều người ưa dùng, thậm chí có người còn nghiện nặng, nhất là trẻ nhỏ.

Kết quả, sau 30 ngày, ông George Prior từ một người đàn ông có thân hình khỏe mạnh nhưng sau 1 tháng lại có thêm chiếc bụng mới, cơ thể phát phì. Sau 30 ngày uống hết 300 lon coca, trọng lượng cơ thể tăng thêm 9 kg, huyết áp tăng từ 129/77 lên 145/96.

Chưa hết, sau thời gian nói trên, ông George Prior bắt đầu thấy nhớ đồ uống này, nếu không được thỏa mãn cơ thể thấy bứt rứt giống như triệu chứng của người nghiện.

Theo ông George Prior, trong thời gian thử nghiệm, ông vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường, nhưng sau khi kết thúc thử nghiệm, ông bắt đầu thấy chán thực đơn truyền thống như thịt, trứng cá hay rau xanh, nhưng lại thèm đồ uống có gas. Rất có thể, đường trong coca làm cho bụng đầy hơi nên không thấy ngon miệng nữa.

Với 10 lon coca ngày, ông George Prior đã đưa vào cơ thể tổng cộng 350g đường, tương đương 70 viên đường ép khô. Sau khi ngừng uống, cơ thể ông George Prior đã giảm được 2,5 kg trong 4 ngày đầu tiên.

Sau khi kết thúc nghiên cứu, ông George Prior thú nhận rất sợ đồ uống có gas, không muốn trải nghiệm thêm lần nào nữa bởi nó thực sự làm cho ông phát khiếp. Và qua đây ông khuyến cáo mọi người hãy tránh xa đồ uống quá ngọt, cần nhận thức mối nguy hiểm thực sự của đường đối với sức khỏe con người.

Liên quan đến việc sử dụng đường, đầu năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành dự thảo hướng dẫn về sử dụng đường và xem đường nguy hại không khác gì thuốc lá. 

Theo WHO, trẻ em không nên tiêu thụ quá 5 viên đường ép khô mỗi ngày và tránh dùng đồ uống có gas như coca. Bởi mỗi lon chứa lượng đường tương đương với 7 viên đường ép khô (35g đường).

Hồi tháng 3 năm nay, WHO khuyến cáo mọi người dân nên giảm ăn đường từ 50g xuống 25g hoặc từ 10 viên đường ép khô xuống còn 5 viên. Riêng đồ uống có gas rất giàu đường, nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại "rỗng" nên gây ra nhiều bệnh nan y như béo phì, tiểu đường tuýp 2, ung thư, tim mạch, đột quỵ và cả bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm