| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An khó 'giải' hết nợ đọng nông thôn mới

Thứ Hai 10/07/2017 , 08:19 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở NN- PTNT Nghệ An tại buổi họp báo thông báo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm.

Theo ông Hiếu, mặc dù các địa phương đã rất nỗ lực nhưng khó hoàn thành chỉ tiêu UBND tỉnh giao là trả hết nợ đọng nông thôn mới (NTM) vào 2019.

19-08-44_ong_hong_nghi_hieu_gim_doc_sonnptnt_nghe_n
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở NN- PTNT Nghệ An

Tính đến cuối tháng 3/2016, Nghệ An có 112 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 25,9%, vượt mức 5,9% so với kế hoạch đề ra; có một huyện cán đích NTM. Tổng số tiền huy động xây dựng NTM là 20.912,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp chiếm 31%. Thế nhưng, hầu hết các địa phương, đặc biệt là các xã cán đích NTM đều đang đau đầu với nợ đọng. Tính đến cuối tháng 4/2016, nợ đọng xây dựng cơ bản NTM là 887 tỉ đồng. Trong đó, nợ đọng các xã đã đạt chuẩn là 576 tỉ đồng.

Nguyên nhân khiến các địa phương lâm vào cảnh nợ nần khi về đích NTM một phần do có sự thay đổi trong chính sách hỗ trợ của Trung ương. Khi bước vào thực hiện chương xây dựng NTM, các địa phương áp dụng Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Trung ương hỗ trợ 100% nguồn vốn cho 7 nội dung, gồm: Quy hoạch, đào tạo, y tế, giáo dục, giao thông trục chính, nhà văn hóa và trụ sở UBND xã.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chính sách, cơ chế hỗ trợ vốn chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 bằng Quyết định số 695/QĐ-TTg, ngày 8/6/2012. Theo đó, chỉ hỗ trợ 100% từ ngân sách các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa thực hiện 7 nội dung trên. Những xã còn lại chỉ hỗ trợ 3 nội dung, gồm: Quy hoạch, đào tạo, trụ sở UBND xã. Thời điểm đó, nhiều xã của Nghệ An đã huy động các nguồn vốn tạm thời xây dựng các hạng mục trên, chờ ngân sách Trung ương hỗ trợ trả nợ sau và không thể cân đối nguồn vốn.

Cũng tại Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định cơ chế huy động vốn của địa phương để tổ chức triển khai chương trình. Theo đó, HĐND tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% để thực hiện xây dựng NTM.

Do đó nhiều địa phương triển khai thi công các công trình hạ tầng trên địa bàn, đồng thời quy hoạch tạo quỹ đất để khi có chủ trương của tỉnh về trích tỷ lệ như tại Quyết định 800 sẽ bán để trả nợ. Tuy nhiên do khó khăn trong việc thu ngân sách nên tỉnh chưa thực hiện được (hiện tại phần để lại cho xã chỉ 30%), do đó với giá trị đất ở địa bàn nông thôn không cao thì phần để lại 30% cho xã là không nhiều, không đủ để thanh toán cho các công trình đã thi công.

Sau khi cán đích NTM, hầu hết các địa phương đều tích cực giải quyết nợ đọng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề này. Theo Quyết định 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, HĐND tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 80% để xây dựng NTM.

19-08-44_no_dong_xy_dung_gtnt_h_tng_coso_tro_thnh_noi_m_nh_cu_nhieu_di_phuong
Nợ đọng xây dựng giao thông, hạ tầng cơ sở trong xây dựng NTM trở thành nỗi ám ảnh của nhiều địa phương

Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định này ở Nghệ An gặp nhiều khó khăn. Giá trị đất ở địa bàn nông thôn không cao nên số tiền trích lại từ đấu giá quyền sử dụng đất cho các xã là không nhiều, không đủ để thanh toán các công trình đã thi công. Năm 2017, chương trình xây dựng NTM ở Nghệ An tiếp tục được quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ với mục tiêu có ít nhất 20 xã đạt chuẩn NTM; xây dựng 3 xã NTM kiểu mẫu; huyện Nam Đàn trở thành huyện NTM; tập trung phân bổ vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2017...

Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu, tính đến 31/12/2016, nợ đọng xây dựng NTM tại Nghệ An là 731 tỷ đồng/431 xã, bình quân 1,7 tỷ đồng/xã. Nhưng số nợ đọng này chủ yếu thuộc về 109 xã về đích NTM với 480 tỷ đồng, bình quân 4,3 tỷ đồng/xã.

Tính đến cuối tháng 6/2017, các địa phương tại Nghệ An đã giải quyết được 136 tỷ đồng nợ NTM và còn nợ 615 tỷ đồng. Theo chỉ tiêu UBND tỉnh Nghệ An giao, đến năm 2019, các địa phương này phải cơ bản hoàn thành xong nợ đọng NTM.

“Với những số liệu thống kê trên, có thể nói, nợ đọng NTM tại Nghệ An nằm ở mức trung bình chung của cả nước. UBND tỉnh giao cho các xã, đến năm 2019 phải giải quyết xong số nợ đọng này nhưng nếu cố gắng lắm, phải đến cuối năm 2019 mới trả hết”, ông Hiếu thông tin.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm