| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 01/12/2011 , 09:58 (GMT+7)

09:58 - 01/12/2011

Nghịch lý

Một đất nước nông nghiệp, ấy vậy mà vẫn tồn tại một nghịch lý, đó là mỗi năm, chúng ta lại phải chi ra hàng tỷ USD để NK nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Theo Bộ NN-PTNT, NK TĂCN và nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm nay đã đạt mức 2 tỷ USD, tăng khoảng 100 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Ba nguồn NK nguyên liệu lớn nhất là Argentina (23,4%), Ấn Độ (21,6%) và Hoa Kỳ (chiếm 10,5%).

Giám đốc một công ty sản xuất TĂCN tại Bình Dương cho biết, con số kể trên chưa phản ánh hết tổng giá trị NK hàng hóa để chế biến TĂCN của Việt Nam, vì một lượng khá lớn trong tổng số trên 2 triệu tấn lúa mì và khoảng 1 triệu tấn ngô NK chưa được tính. Nếu tính cả giá trị vào nhóm nông sản NK này thì con số không dừng lại ở 2 tỷ USD.

Theo ước tính của Hiệp hội TĂCN Việt Nam, nhu cầu TĂCN trong nước mỗi năm cần 17-18 triệu tấn, trong khi sản xuất mới đáp ứng gần 50% (khoảng 6 triệu tấn cho gia súc gia cầm và 2,4 triệu tấn cho thủy sản), còn lại do hộ chăn nuôi tự cung, tự cấp. Trong số 8,5 triệu tấn TĂCN công nghiệp sản xuất mỗi năm các nhà máy chế biến phải NK 3,7 triệu tấn nguyên liệu. Năm 2010, tổng kim ngạch NK thức ăn gia súc và nguyên liệu từ 72 quốc gia hơn 2 tỷ USD.

Nghịch lý này được cụ thể hóa bằng viện dẫn: Trong năm 2010, Việt Nam phải NK hơn 800 triệu USD ngô phục vụ sản xuất TĂCN. Điều hết sức vô lý này một phần bắt nguồn từ việc, trong khi năng suất ngô tại các nước khá cao, như Mỹ khoảng 9-11 tấn/ha, thì năng suất ngô tại Việt Nam chỉ khoảng 3,6 tấn/ha. Do vậy, dù tổng diện tích sản xuất ngô của cả nước hơn 1,1 triệu ha, nhưng Việt Nam vẫn phải đổ hàng trăm triệu USD để nhập sản phẩm này mỗi năm.

Ngoài ra, chúng ta còn phải nhập khoảng 400 triệu USD đậu nành (khô dầu đỗ tương) và hơn 100 triệu USD bột cá mỗi năm. Việt Nam là một trong những quốc gia XK thủy sản lớn, với bờ biển dài hơn 3.000km cùng đội tàu đánh bắt hàng ngàn chiếc nhưng lại cũng phải đi nhập bột cá tận... Peru. Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam không có thế mạnh về sản xuất đậu nành hàng hóa nhưng hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nguyên liệu bột cá cho ngành sản xuất TĂCN, với điều kiện ngành thủy sản chú trọng hơn lĩnh vực này.

Cũng từ việc chế biến TĂCN phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK nên gây ra không ít khó khăn cho người chăn nuôi, đặc biệt là người nuôi trồng thủy sản. Năm 2010 và đầu năm 2011, nhiều hộ nuôi cá tra, tôm sú đã phải ngậm ngùi bỏ hầm, treo ao vì giá thức ăn thủy sản tăng quá cao. Ngoài ra, NK nguyên liệu TĂCN cũng khiến chúng ta không thể chủ động về giá. Bởi vậy, rất dễ lý giải khi tháng 9/2009 đến nay, giá TĂCN thành phẩm đã tăng tổng cộng tới 22 lần. Chắc chắn đối tượng chịu thiệt cuối cùng vẫn là nông dân.

Thật khó có thể cho rằng cơ chế chính sách đã thuận lợi, công tác chỉ đạo sản xuất đã thực sự tốt khi một quốc gia nông nghiệp mà chúng ta đang phải chịu nghịch lý nói trên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm