| Hotline: 0983.970.780

Người đặt nền móng cho nhà nước pháp quyền

Thứ Hai 13/03/2017 , 08:29 (GMT+7)

Luật gia Vũ Đình Hòe, người kế nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Luật sư Vũ Trọng Khánh đã đánh giá: ...

14-01-56_ls-vu-trong-khnh-v-cu-ho-ti-pris-1946
Luật sư Vũ Trọng Khánh và Bác Hồ tại Pháp năm 1946 (Ảnh tư liệu)

 

“Bắt tay vào làm việc ở Bộ Tư pháp, tôi thấy ngay là Vũ Trọng Khánh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch, đã bỏ nhiều tâm sức xây dựng nền tảng đầu tiên của Nhà nước pháp quyền và chế độ tư pháp nhân dân: hơn 30 Sắc lệnh trong 181 ngày, trung bình 6 ngày 1 Sắc lệnh”.
 

Cách mạng và cái trần nhà

Tháng 7/1945, Vũ Văn Hiền và Phan Anh là hai Bộ trưởng trong Chính phủ Trần Trọng Kim rủ Vũ Trọng Khánh ra làm thị trưởng Hải Phòng. Ông đã nhận làm thị trưởng Hải Phòng từ ngày 25/7/1945 với dụng tâm giúp cách mạng, bảo vệ Việt Minh.

Lý do cấp bách khiến Vũ Trọng Khánh ra làm thị trưởng là sau ngày Nhật đảo chính Pháp, thành phố như con ngựa đứt cương. Công chức và nhân dân thiếu người đứng đầu, hàng ngày tụ tập, bàn tán, nghe ngóng. Lo sợ sẽ có những kẻ bất lương chạy chọt để nhảy vào ghế thị trưởng sẽ làm hại dân nên luật sư họ Vũ nghĩ: “Nhất thiết tôi phải nắm ngay ghế thị trưởng”.

Vừa tròn một tháng làm thị trưởng Hải Phòng (25/7/1945 - 23/8/1945), luật sư Vũ Trọng Khánh đã làm được nhiều việc có ích. Gần dân là tác phong làm việc của ông. Những người bán thịt ngoài chợ có đơn thư gửi lên Tòa Đốc lý, ông cũng xem xét giải quyết sớm để họ yên tâm buôn bán. Tuy nhiên, ông ngồi trên ghế nóng lành ít dữ nhiều trong giai đoạn đầy biến động mà trong tay không một tấc sắt, chẳng có tổ chức nào bảo vệ an toàn.

“Tôi bình tĩnh làm việc trong cái thế cân bằng mà tôi cảm thấy giữa sự chấp nhận của Nhật, sự đồng tình của Việt Minh và lòng mến trọng của nhân dân thành phố coi tôi là nhân vật có điều kiện tốt nhất để gánh vác trách nhiệm, lúc đó chẳng nghĩ đến lương bổng”, luật sư Vũ Trọng Khánh kể lại trong hồi ký.

Còn kế hoạch tự bảo vệ cá nhân mình của thị trưởng rất ngây thơ, đó là chuẩn bị một chỗ trốn lên trần nhà!
 

Nền tảng đầu tiên của nhà nước pháp quyền

Ngày 26/8/1945, Vũ Trọng Khánh lên Hà Nội nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ Lâm thời.

Chính phủ mới thành lập, đất nước chưa có Hiến pháp, cũng chưa thể có ngay hệ thống các bộ luật cho cả nước. Đất nước không thể một ngày không có pháp luật, do vậy việc quản lý đất nước bằng sắc lệnh là vô cùng quan trọng. Như Bộ trưởng Vũ Đình Hòe xác nhận “luật tồi vẫn hơn không có luật”. Trước tình thế cấp bách ấy, Vũ Trọng Khánh với 181 ngày làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp (28/8/1945 - 2/3/1946) đã soạn thảo hơn 30 Sắc lệnh được ban hành làm nền tảng cho thể chế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đặc biệt, ông đã trình và được Chính phủ duyệt bốn văn bản tư pháp nền tảng quan trọng: Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn luật sư - theo đó tổ chức luật sư được tạm giữ như cũ dưới thời Pháp thuộc (từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy đó là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam); Sắc lệnh số 53 ngày 20/10/1945 về quy định quốc tịch Việt Nam trong khi chờ Bộ Dân luật của nước Việt Nam; Sắc lệnh số 13 ngày 21/1/1946 về tổ chức các tòa án thường và ngạch thẩm phán gồm 114 điều; Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 về tổ chức tòa án quân sự. Cùng với đó là bản Dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh tiếp ký.

“Bốn Sắc lệnh kể trên và bản Dự thảo Hiến pháp là nền đá đầu tiên xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập, tự chủ một cách thiết thực cụ thể”, luật sư Vũ Trọng Khánh kể lại trong hồi ký.

14-01-56_cu-khnh-v-ln-1992
Luật sư Vũ Trọng Khánh và vợ Trịnh Thị Lan (1992)  (Ảnh: Tư liệu gia đình)
 

Từ khi quân đội Tưởng Giới Thạch sang Việt Nam, thực hiện âm mưu "Hoa quân nhập Việt", các đảng phái Việt quốc, Việt cách được sự trợ giúp ra sức tranh ghế trong Chính phủ, nhất là các ghế Bộ trưởng các quan trọng: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính. Tại Bộ Tư pháp, một số nhân viên, đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, tìm cách vận động lật đổ Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh để giành lấy cơ quan chuyên chính này.

Đề phòng bất trắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời các vị nhân sĩ, trí thức yêu nước không đảng phái, ra làm Bộ trưởng. Ngày 2/3/1946, khi thành lập Chính phủ chính thức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe được cử sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay luật sư Vũ Trọng Khánh.

Sau khi chuyển giao chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho người bạn chí thân Vũ Đình Hòe, cựu Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh chuyển sang làm Chưởng lý Tòa Thượng thẩm Bắc bộ.

Trong hồi ký cuối đời, luật sư Vũ Trọng Khánh bộc bạch: “Từ nhỏ tôi đã chuộng lẽ phải... Tôi lấy làm hạnh phúc được sống trong thời đại có những chủ nghĩa, những phong trào mưu cầu chính nghĩa...”. Tình yêu công lý, lẽ phải và chính nghĩa đó cũng chính là lý do đã thôi thúc ông nhận chức Chưởng lý Tòa Thượng thẩm Bắc bộ “với dụng tâm sẽ bắt tay trực tiếp xây dựng cụ thể các tòa án theo Sắc lệnh 13 của tôi”.

Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh (13/3/1912 - 22/1/1996) nguyên quán: thôn Cự Đà, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội). Gắn bó với ngành Tư pháp, từ năm 1946 - 1954, luật sư Vũ Trọng Khánh làm Giám đốc Tư pháp Chiến khu 10; Giám đốc Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp; Hội viên sáng lập - Ủy viên BCH Trung ương Hội Luật gia Việt Nam (1955); Chủ tịch Hội Luật gia Hải Phòng (1955 - 1987)…

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm