| Hotline: 0983.970.780

Những bức ảnh du lịch 'chỉ nhìn cũng đủ chóng mặt'

Chủ Nhật 24/09/2017 , 07:39 (GMT+7)

Nhiều người bất chấp nguy hiểm tính mạng chỉ để chụp được những bức ảnh ưng ý nơi vách núi, nóc toà nhà cao tầng.

Chụp ảnh luôn là hoạt động không thể thiếu khi đi du lịch. Ngoài chụp ảnh selfie, chụp ảnh lưu niệm thông thường, nhiều người còn có sở thích chụp ảnh theo phong cách lạ độc, thậm chí là mạo hiểm tới tính mạng chỉ để có được tấm ảnh để đời. Trong ảnh là một nữ phượt thủ đã leo lên mỏm đá Potato Chip "mỏng dính" ở San Diego (Mỹ), phía dưới là vực sâu.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-1
Chàng trai này còn mạo hiểm đứng tư thế "trồng cây chuối" ở mỏm Taft Point ở công viên quốc gia Yosemite (Mỹ).
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-2
Chàng trai có tên Jack Morris đứng ở mép toà nhà cao tầng tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) mà không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-3
Harry Gallagher, một dân mê thử thách mạo hiểm, cũng đã khiến người xem hết hồn khi chỉ bám một tay vào toà nhà cao thứ nhì London - One Canada Square ở Canary Wharf.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-4
Cặp đôi "Nắm tay nhau đi khắp thế gian" Murad Osmann và Nataly Osmann cũng từng thử sức ở toà nhà cao tầng tại Las Vegas, Mỹ khi Nataly ngồi chênh vênh ở mép nhà, tay còn lại nắm tay Murad. 
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-5
Hai người đi men theo mép tường trên toà nhà cao tầng ở Dubai.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-6
Cô gái mang tên Juliana nghĩ ra dáng chụp "thần thánh" trên mép đá, phía dưới là vực biển sâu. Người xem chỉ dám chiêm ngưỡng chứ không thể bắt chước.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-7
Nàng hot blogger nóng bỏng Viki Odintcova đã cược cả tính mạng của mình để có được tấm ảnh hot. Chàng trai một tay nắm lấy tay Viki, tay còn lại bám vào cột sắt. Toàn bộ thân người của cô gái thả giữa không trung. 
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-8
Cô gái này leo lên một trong những toà nhà cao nhất ở Thiên Tân (Trung Quốc). Ngoài việc nghẹt thở vì bức ảnh chóng mặt, người ta cũng thắc mắc vì sao cô gái có thể leo lên vị trí này.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-9
Kjeragbolten, tảng đá kẹt giữa 2 vách núi ở Na Uy cũng là điểm đến cho những người dũng cảm. 
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-10
Tảng đá Trolltunga ở Na Uy từng được nhiều người ghé tới tham quan, chụp ảnh biểu diễn. Nhưng năm 2015, một nữ phượt thủ trẻ đã gặp nạn, rơi từ trên vách đá xuống tử vong.
nhung-buc-anh-du-lich-chi-nhin-cung-du-chong-mat-11
Bạn có đủ dũng cảm leo lên cây cầu dây văng này để chụp ảnh câu like thế này không?
Ngoài việc không sợ độ cao, để chụp được những bức ảnh này, các phượt thủ còn phải có sức lực cường tráng và lựa chọn một ngày có thời tiết thuận lợi nếu không muốn bỏ mạng.

(Theo Bussiness Insider, VnExpress)

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm