| Hotline: 0983.970.780

Những nông dân “thèm đất”

Thứ Năm 07/06/2012 , 09:35 (GMT+7)

Nhiều nông dân muốn vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình cứ bảo với nhau rằng, hãy đến Văn Giang (Hưng Yên) mà học tập, bởi ở đó có rất nhiều triệu phú, tỷ phú phất lên nhờ chính những thửa đất nông nghiệp nhỏ hẹp của họ…

Nhiều nông dân muốn vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình cứ bảo với nhau rằng, hãy đến Văn Giang (Hưng Yên) mà học tập, bởi ở đó có rất nhiều triệu phú, tỷ phú phất lên nhờ chính những thửa đất nông nghiệp nhỏ hẹp của họ…

>> Khi câu ca dao không còn đúng
>> Phi công có bất phú?

>> Những khu công nghiệp bỏ hoang

Cắm cọc là có “thóc”

Hình ảnh này ví von chuyện kiếm tiền “dễ như trở bàn tay” của nhiều hộ dân thôn I, xã Xuân Quan (Văn Giang). Nhiều nông dân chân đất, trong chục năm trở lại đây, đã trở thành triệu phú, tỷ phú. Những căn biệt thự hoành tráng, những chiếc xe ô tô đời mới, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền của họ đã nói lên tất cả.

Ở Xuân Quan, nơi chỉ cách Hà Nội chưa đầy 20 cây số, nhà vườn của vợ chồng chị Võ Thị Loan, thôn I nổi tiếng thế nào có lẽ hầu hết dân buôn cây cảnh đều biết. Chỉ với diện tích 1.000 m2 nhưng có đến hơn 300 chậu cây cảnh lớn nhỏ bày la liệt khắp vườn. Bà chủ trẻ tiếp chúng tôi thật vồn vã và cho biết: Năm ngoái chị đã bán được hơn 20 cây cảnh trị giá hơn 2 tỷ đồng. Cây có giá cao nhất là hơn 400 triệu.

Chị Loan bảo, vật lộn mãi với đủ thứ nghề mà vẫn khó khăn, anh chị bèn loay hoay vay mượn rồi chuyển sang nghề trồng cây cảnh mà ở làng mình đã có rất nhiều người trồng và thu nhập cũng khá hơn là làm nông nghiệp truyền thống. Vạn sự khởi đầu nan, có những lúc khó khăn tưởng không vượt qua nổi, kiếm được đồng nào gia đình chị đổ hết vào cây cối. Lúc túng bấn mà cây không bán được chị cứ ngồi ôm con mà khóc. Thế rồi trời chẳng phụ người có tâm huyết, sau 5 năm vừa trồng vừa chạy chợ và đi sưu tầm cây ở vùng khác về theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng chị đã có một gia sản khá đồ sộ, với khoảng hơn 5 tỷ đồng tiền cây. Hiện nay trong vườn nhà chị có 2 cây cao giá nhất được khách trả tới trên 2 tỷ đồng.

“Tỷ phú chân đất” mà người dân Văn Giang nói riêng và cả những nông dân có thâm niên trong nghề trồng cây cảnh nói chung ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình… đều ngưỡng mộ, đó là anh Phan Văn Táo ở thôn 1, xã Xuân Quan. Trong khu vườn của anh Táo, hàng trăm cây si, cây tùng trị giá mỗi cây hàng trăm triệu. Ngoài ra, để tận dụng diện tích đất trống, anh Táo trồng dặm những cây cảnh “ngắn ngày” để “cánh bán rong đường phố” mang lên Hà Nội. Anh Táo bảo, để có diện tích hơn 2.000 m2 đất nông nghiệp trồng cây cảnh này, anh đã phải bỏ hơn 400 triệu đồng mua lại của hàng xóm từ cách đây 6-7 năm. Diện tích đất không lớn, nhưng vì hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cao, nên hầu như khu vườn này chẳng còn khoảng trống nào không có cây cảnh. Thậm chí, hàng rào của khu vườn nhà anh Táo nó cũng “không bình thường”. Thực chất, mỗi cọc rào là một thân cây to trơ trọi, được anh Táo “giâm” xuống đó chờ thời. “Khi chuyển đến địa điểm mới để trồng lại, chỉ thời gian ngắn, nó sẽ ra cành lá xum xuê. Sản phẩm này của nhà tôi phục vụ cho những khách hàng trồng cây to trong biệt thự, hoặc bán cho các dự án xây dựng công viên, vườn hoa… Mỗi cây cũng có giá hàng tạ thóc đấy”, anh Táo nói.


Nhiều khu vườn cây cảnh bạc tỷ của nông dân Văn Giang có nguy cơ xóa sổ

Trưởng thôn 1, ông Phạm Phú Chủ, bảo tôi rằng, cả thôn làm nghề cây cảnh, nhà thu nhập cao như chị Loan, anh Táo thì mỗi năm vài trăm triệu, hoặc hàng tỷ đồng. Còn “vớ vẩn” như nhà ông Chủ, ông Tường… chí ít cũng dăm bảy chục triệu đồng, khi đã trừ chi phí.

Ông Chủ cho biết, ở Xuân Quan, chả mấy khi có ai rao bán đất, bởi với họ, mỗi tấc đất ở đây được ví như tấc vàng đúng nghĩa. Nhưng, giờ đây, khi một dự án “khủng” là Khu đô thị sinh thái Ecopark triển khai nơi này, câu chuyện “tấc đất tấc vàng” có nguy cơ trở thành dĩ vãng. Mỗi người dân Xuân Quan, không ai bảo ai, đều ngán ngẩm mà rằng, phen này chỉ có nước phá sản!

Đừng “đánh đu” với chính quyền!

Chục năm trước, đi men theo con đường đê ngoằn ngoèo, bụi bặm, về tới các xã Phụng Công, Xuân Quan, người ta phải mất cả tiếng đồng hồ. Một vùng quê nghèo khó, mặc dù nằm cách Hà Nội chỉ có hơn chục cây số. Nhưng nay không thể không bất ngờ khi chứng kiến hàng loạt nhà cao tầng kiên cố mọc lên san sát giữa bạt ngàn màu xanh của cây cảnh.

Tất cả nông dân ở Xuân Quan, Phụng Công đều cho rằng, họ giàu lên từ cây cảnh, từ chính những thửa đất nông nghiệp mà chỉ cách đó chưa lâu không thể nuôi sống  họ. Hàng loạt những làng cây cảnh tại đây cũng bắt đầu nổi tiếng cả nước. Tấc đất, tấc vàng, chỉ vào một góc ruộng nhỏ bằng chiếc chiếu con, mỗi năm, nông dân nơi đây thu hàng triệu bạc.

Bởi thế, câu ví von của người dân nơi đây: “thèm đất như kẻ nghiện thèm thuốc” thật đúng. Có chăng, nỗi “thèm” của họ khó có thể được “thỏa mãn”, bởi một quy định cứng nhắc từ chính quyền từ năm 2004.

Theo đó, khi bắt đầu triển khai “đại dự án” Ecopark, tất cả những kế hoạch chuyển đổi sản xuất từ đất trồng lúa sang trồng cây cảnh ở đây đều bị dừng lại. Nông dân vẫn có thể trồng lúa bình thường, nhưng cây cảnh thì bị “cấm tuyệt đối”. Nông dân tính toán, với 1 sào ruộng, mỗi năm cấy lúa 2 vụ được nhiều nhất là 5 tạ thóc. Trong khi đó, nếu làm cây cảnh, số tiền có thể lớn lên theo cấp số nhân. Tuy nhiên, chẳng ai dám tự chuyển đổi. Tiếp xúc với họ, tôi đùa rằng: “Sao các bác không mang cây cảnh trồng “trộm” trên đất lúa? Có sao đâu, thuế vẫn nộp đàng hoàng. Nhà nước, chủ ruộng, người thuê ruộng, người làm thuê đều vui vẻ, chết ai đâu, mỗi năm lại đỡ phí bao nhiêu tỷ đồng?”, thì các chủ vườn giãy nẩy: “Ai mà dám “đánh đu” với chính quyền. Vui vẻ thì không sao, nhỡ trái ý, các “ông” ấy đến giải toả, bắt trả lại hiện trạng, mặt bằng sản xuất cho “một phát” thì mất nghiệp”.

Dự án khu đô thị Văn Giang có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao của huyện Văn Giang và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên. Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc, tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Cũng chính bởi thông tin triển khai dự án, giải phóng mặt bằng ở Xuân Quan, Phụng Công nên nảy sinh nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt”. Những năm 2005, 2006 có những thương gia ở Bắc Ninh và một vài tỉnh khác, nghe tin “Phụng Công và Xuân Quan bị giải tỏa, cây cảnh vứt đầy đường”, lập tức đánh mấy ô tô về để “xin” cây cảnh. Đến nơi biết là tin sai phải quay về.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, chủ một nhà vườn cây cảnh ở thôn Bến, xã Phụng Công tâm sự: “Từ ngày cái dự án khu đô thị này rậm rịch đến nay, mức tiêu thụ cây cảnh của Phụng Công cũng bị chững lại, do nhiều khách hàng vin vào tin đồn làng cây cảnh Phụng Công sắp bị xóa sổ mà ép giá. Người ta bảo không bán mai kia cũng vứt đi”.

Còn nhớ mới cách đây không lâu, chúng tôi về Xuân Quan khi người dân đang bức xúc xung quanh chuyện giải phóng mặt bằng, được nghe những trăn trở của ông trưởng thôn Phạm Phú Chủ: Khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bà con vui lắm chứ, quý tôi lắm chứ, nhưng bây giờ thì...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm