| Hotline: 0983.970.780

No ấm đang về xã miền núi Lục Ba

Thứ Tư 18/01/2017 , 13:35 (GMT+7)

Phát huy mọi nguồn lực, sau 30 năm đổi mới (1986 – 2016), từ một xã thuần nông, sản xuất độc canh, tự cung tự cấp, cho đến nay cơ cấu kinh tế Lục Ba ngày càng hợp lý...

Lục Ba - xã miền núi thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên -mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Lục Ba giàu lòng nhân ái, tương thân, tiêu biểu là bà Bá Huy đã động viên con cháu, dân làng đùm bọc, chăm sóc thương binh, xây dựng nên An dưỡng đường thương binh số 1 của Nhà nước Việt Nam mới, đóng tại xóm Trại Ngò ( Đồng Âm) từ năm 1947 đến năm 1953.

09-42-35_32
Đường nông thôn mới

 

Chuyện ăn ở của các thương binh do bà Bá Huy, các con của bà và nhân dân Lục Ba chu toàn, chăm sóc đã gây tiếng vang lớn trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ, làm nức lòng bộ đội ngoài mặt trận. Ở nhiều nơi hậu phương đã trở thành phong trào “ Hội mẹ chiến sỹ” rộng khắp cả nước chăm sóc thương binh, giúp đỡ bộ đội.

Cảm động trước những việc làm đầy tình nghĩa đó, ngày 27/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi, cảm ơn bà Bá Huy “đã hăng hái giúp đất ruộng, trâu bò, thóc lúa và tiền bạc để lập một trại An dưỡng đường cho thương binh”.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà còn là cơ sở cách mạng của nhiều cán bộ tướng lĩnh thuộc Bộ Quốc phòng, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giá. Lục Ba là An toàn khu (ATK) của cách mạng, kháng chiến và quân đội. Với những giá trị lịch sử to lớn đó, tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định công nhân địa điểm An dưỡng đường bà Bá Huy là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đảng bộ và nhân dân xã Lục Ba được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, được công nhận là xã ATK.

Tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương, sau thống nhất đất nước 1975, người Lục Ba lại di dời nơi ở để góp sức xây nên hồ Núi Cốc huyền thoại.

09-42-35_33
Học sinh trường mầm non

 

Công cuộc tái thiết quê hương trong điều kiện thiếu đất sản xuất vô cùng khó khăn. Vượt qua thách thức, phát huy mọi nguồn lực, sau 30 năm đổi mới (1986 – 2016), từ một xã thuần nông, sản xuất độc canh, tự cung tự cấp, cho đến nay cơ cấu kinh tế Lục Ba ngày càng hợp lý, theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Bí thư Đảng ủy xã -Trần Đức Tuân phấn chấn, trong cái khó ló cái khôn, xã đã tập trung vào khai thác tiềm năng thế mạnh kinh tế đồi rừng. Thực hiện đề án về cây chè 5 năm gần đây, Lục Ba đã đầu tư cải tạo, trồng mới, trồng thay thế khoảng 60 ha chè. Đến nay, toàn xã có gần 315 ha chè kinh doanh, chủ yếu với các giống mới, năng suất bình quân gần 90 tạ tươi/ha. Cây chè đã thật sự là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp giúp nhiều hộ nông dân xóa nghèo, làm giàu.

Năm 2014, Lục Ba đã thành lập tổ hợp tác sản xuất chế biến chè hoạt động có hiệu quả, xã tăng cường sự phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người trồng chè; thực hiện sản xuất, chế biến chè sạch, bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị.

Từ nỗ lực của người làm chè, đã cho kết quả khả quan; liên tục nhiều năm tham gia lễ hội chè huyện Đại Từ, năm 2014, Lục Ba đoạt giải bàn tay Vàng chế biến chè xanh đặc sản truyền thống, 2015 đoạt giải Bạc, 2016 lại đoạt giải Vàng; đồng thời gian trưng bày sản phẩm chè xanh đặc sản của Lục Ba giành giải Bạc toàn huyện. Nhờ nỗ lực không mệt mỏi của người sản xuất, chế biến mà sản phẩm chè xanh đặc sản của Lục Ba ngày càng chất lượng được khách hàng ưa chuộng.

Kết thúc năm 2016, trong xây dựng nông thôn mới, Lục Ba đã đạt 14 tiêu chí. Nổi bật nhất phải đề cập đến công tác quy hoạch được thực hiện khá đồng bộ, quy hoạch xây dựng nông thôn mới thống nhất với quy hoạch khu trung tâm xã, khu tái định cư, quy hoạch phát triển cây chè, khu chăn nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ ngành nghề phát triển bền vững.

Thực hiện cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm, bà con đã hiến gần 200.000 m2 đất để làm 28 km đường nông thôn, đạt 100% đường giao thông liên xã, liên xóm được nhựa hóa, bê tông hóa; xây mới 1 trạm bơm, 2 đập thủy lợi và 2,4 km kênh mương. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… cơ bản được hoàn thiện. Các hạng mục của Khu tái định cư Đồi Tròn được xây dựng khang trang, nhiều hộ dân vùng bán ngập hồ Núi Cốc (dưới cốt 46,25) đang hoàn thiện ngôi nhà tại nơi ở mới, an cư lạc nghiệp, thoát khỏi nỗi ám ảnh mỗi khi nước hồ Núi Cốc dâng cao.

Trưa cuối năm, Bí thư Tuân đưa chúng tôi dạo qua các cung đường giao thông nông thôn của xã. Nhiều tuyến mới mở nối liền các xóm, vùng chè đặc sản, liên thông đến xã bạn…. Trở lại khu trung tâm xã, nổi bật là khu tái định cư Đồi Tròn (hơn 4 ha) được xây dựng khang trang, có sân vận động, nhà văn hóa, nhà máy cấp nước, trường mần non, đường bê tông nội khu đạt tiêu chuẩn, tạo nên bức tranh quê sinh động nhiều màu sắc, mùa no ấm đang về trên đất Lục Ba.

Một số hình ảnh lễ hội Chè Đại Từ 2016:

09-42-35_35
 

09-42-35_36
 

09-42-35_37
 

09-42-35_38

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm