| Hotline: 0983.970.780

Nợ nần xuyên nhiệm kỳ

Thứ Tư 27/06/2012 , 10:49 (GMT+7)

Cán bộ quá đông, quỹ lương khổng lồ, ngân sách lại quá ít ỏi nên nhiều địa phương ở Thanh Hóa tìm đủ mọi cách mà thu chi ngân sách vẫn cứ âm, nợ nần chồng chất từ nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác. Nợ nần như quả bóng, ông nào làm cán bộ cũng muốn đá sang cho nhiệm kỳ sau gánh chịu.

Cán bộ quá đông, quỹ lương khổng lồ, ngân sách lại quá ít ỏi nên nhiều địa phương ở Thanh Hóa tìm đủ mọi cách mà thu chi ngân sách vẫn cứ âm, nợ nần chồng chất từ nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác. Nợ nần như quả bóng, ông nào làm cán bộ cũng muốn đá sang cho nhiệm kỳ sau gánh chịu.

>> Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa
>> Thoải mái ban phát chức tước
>> Cán bộ phường đông như... quân Nguyên
>> Lãng phí ở hội nghị, hội thảo…
>> Độc chiêu thu ngân sách
>> Nước chè, thuốc lào vặt và phim online

Làm Chủ tịch xã khổ lắm

“Thời buổi này, làm chủ tịch xã nhiều người nghĩ là trúng, “ăn đủ”, nhưng ở những xã nghèo, ngân sách không biết thu từ đâu thì chủ tịch xã phát khổ vì nợ nần”. Câu than thở của ông Nguyễn Huy Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Châu (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) khiến tôi không khỏi bất ngờ. Bởi cứ tưởng ở cái thời quan xã đang lên đời, không ít nơi chủ tịch xã còn sắm được ô tô, sử dụng cả thủ đoạn để ngồi cái ghế chủ tịch hưởng lợi thì cớ sao ông Thành còn than khổ?

Quảng Châu là xã thuần nông, có 13 thôn, 2.066 hộ. Nguồn thu ngân sách của xã chỉ trông vào nguồn cho thuê đất 5% và thu phí của người dân. Tính ra một năm được khoảng hơn 200 triệu. Quảng Châu là xã loại 2, cán bộ xã cũng thuộc loại đông chẳng thua ai cả. Tính sơ sơ, quỹ lương mỗi tháng của cán bộ xã cũng hàng trăm triệu đồng. Chỉ riêng bảo vệ, ông Thành bấm ngón tay đếm được 6 người. Từ bảo vệ trường học, trạm xá, khu di tích, tượng đài liệt sĩ đến cả nghĩa trang cũng cần người bảo vệ. Lại thêm chuyện làm điểm xây dựng khu dân cư an toàn theo đề án 375-378, chỉ thị số 10 của công an tỉnh.



Công sở càng khang trang, nợ ngân sách càng nhiều

Theo đề án này thì Quảng Châu phải xây dựng 70 tổ an ninh trật tự. Mỗi năm mất 14 triệu đồng cho dù hiệu quả thế nào chẳng ai kiểm định được. Tất cả những diện cán bộ kiểu này xã đều phải chi tiền hợp đồng. Thành thử thu chi ngân sách Quảng Châu năm nào cũng âm, nợ gối đầu lên đến tiền tỷ. Mới lên làm Chủ tịch được gần 2 năm, ông Thành đã quay cuồng trong đống nợ. Nợ công trình, nợ lương và nợ rất nhiều khoản nếu liệt kê ra đủ khiến ông cảm thấy cái việc làm chủ tịch xã nó khổ như thế nào.

Ngân sách xã thực sự đang là vấn đề nan giải. Việc phải chi phần lớn để nuôi bộ máy cán bộ quá cồng kềnh khiến trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng đổ hết lên đầu người dân. Thậm chí có nhiều xã thu rát quá dân đâm ra phản ứng không chịu nộp. Đi qua các xã Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Anh… (huyện Đông Sơn) và các xã ở huyện Triệu Sơn, trụ sở xã vẫn là căn nhà cấp 4 xập xệ từ thời mới đổi mới. Cơ sở hạ tầng còn thiếu đủ thứ, hoặc giả sử có cũng rất nhếch nhác. Lãnh đạo xã nơi nào cũng bảo không dám xây dựng gì vì khiếp cảnh nợ nần quá rồi.

Tôi đến xã Quảng Châu đúng vào thời điểm công an tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị tổ chức đêm nhạc chào mừng kỷ niệm ngày gì chẳng rõ. Hai cán bộ ở một phòng của công an tỉnh đến xã Quảng Châu đánh tiếng mời cán bộ xã lên dự đêm nhạc và giao lưu. Tiếng là thế nhưng thực chất họ đến để bán vé lấy tiền. “Đó cũng là một cái khổ”. Ông Thành lắc đầu. Khổ là vì ông phải mua cho xã 10 cái vé, những người đến đặt vấn đề rỉ tai ông ở xã bên cạnh người ta mua những hai chục cái rồi. Chẳng lẽ “tình cảm” Quảng Châu không bằng xã bên? Đắn đo mãi ông Thành cũng phải mua. Mỗi cái 150 ngàn đồng. Tổng cộng hết 1,5 triệu đồng. Mua xong ông mới thiểu não nói với tôi rằng đắt quá, mời giao lưu gì mà một vé những 150 ngàn, cứ tưởng 50 ngàn còn đỡ chứ thế này thì chỉ có chết xã. Bởi những khoản trời ơi đất hỡi không quyết toán nổi, phải bổ sung vào các khoản nợ chờ thời điểm thích hợp mới tìm những khoản khác bù vào.

Một năm dăm bảy đợt như thế, từ hỗ trợ kinh phí cho các sự kiện ngành này ngành nọ, mua vé “giao lưu”, mua tăm, mua bút… Hàng chục triệu đồng xã phải bỏ ra mà chẳng biết kêu ai. Đó thực sự là một bi kịch, cũng như cái việc xã phải chi 12 triệu đồng để mai táng hai xác chết trôi hồi năm ngoái. “Cả hai xác chết đều dạt vào địa phận xã một ngày. Chỉ riêng hai cái quan tài đã phải mất những 6 triệu, rồi tiền mời pháp y khám nghiệm tử thi, tiền hương khói. Tất tần tật là 12 triệu. Xã còn nợ đến bây giờ chứ có quyết toán được vào khoản gì đâu. Ở cấp huyện, cấp tỉnh còn hạch toán được chứ cấp xã, kế hoạch ngân sách hàng năm rất khó triển khai vì có quá nhiều khoản phát sinh ngoài ý muốn kiểu “vé giao lưu” và hai xác chết”.

Xã còn nghèo, vậy mà những khoản như thế ông Thành cũng cho là lặt vặt, bởi nợ nần trong xây dựng cơ bản mới nặng. Ở khoản này thì thường là “nghề” làm Chủ tịch xã phải gánh nợ từ những người tiền nhiệm. “Xây dựng cơ bản nhưng không có tiền, nợ nần lên đến tiền tỷ. Thu được của dân thì trả, không thu được cứ nợ gối đầu. Tồn đọng nhiều năm không trả nổi vì không có nguồn. Ở xã, không có chuyện đẻ đến đâu cắt rốn đến đó được. Lên kế thừa thì phải gánh hậu quả từ tiền nhiệm để lại thôi. Không trả nổi thì hết nhiệm kỳ chốt lại rồi “chuyền” sang cho nhiệm kỳ sau”. Ông Thành nói.

Cạnh xã Quảng Châu, xã Quảng Vinh cũng chung cảnh nợ nần. Năm vừa rồi xã cho xây khu công sở của khối đảng ủy và đoàn thể làm việc. Tổng cộng hết gần 4 tỷ đồng. Huy động hết mọi nguồn lực nhưng cũng chỉ mới trả cho nhà thầu được gần 2 tỷ. Còn lại 2 tỷ nữa đang phải nợ. Nếu theo cách hạch toán về khả năng trả nợ của ông Phó Chủ tịch UBND xã Dư Văn Tâm thì phải mất dăm bảy năm thu phí của người dân xã mới có tiền để trả. Lúc đó, ông chẳng phải bận tâm về nợ nữa vì đã... nghỉ hưu rồi.

Như năm vừa rồi, xã Quảng Châu hạch toán một công trình đường giao thông 200 triệu nhưng chỉ thu từ dân được có 100 triệu, còn lại phải khất nợ. Từ năm 2001 đến nay, riêng tiền xây dựng cơ bản xã Quảng Châu còn nợ tới 8 tỷ đồng. Giải pháp để xử lý số nợ này, ông Thành chia sẻ: “Dân giao đảng cử, giải quyết đến đâu thì giải quyết còn chừng nào thì để lại cho nhiệm kỳ sau thôi”.

Muốn cắt giảm cũng khó

Ông Lê Văn Bộ, Chủ tịch UBND xã Dân Quyền (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cũng là người cảm thấy làm chủ tịch xã rất khổ. Nhiệm kỳ vừa rồi ông được bầu lên thay ông chủ tịch cũ khi khoản nợ cứng của xã còn những 4 tỷ đồng. Đó là hậu quả của thực trạng đã trở thành phong trào ở cấp xã: chi ào ào thu nhỏ giọt.


Chủ tịch xã Dân Quyền Lê Văn Bộ

Là người khá quyết đoán và rạch ròi chuyện thu chi nhưng ông Bộ cũng than khó để thay đổi thực trạng này. Vừa lên thay, muốn thể hiện vai trò cán bộ, ông chủ tịch mới cho làm 1 cây số đường từ đường 1B ra đường 47. Huy động mọi nguồn vốn của cả nhà nước và nhân dân nhưng cuối cùng vẫn thiếu 200 triệu đồng. Lại phải nợ nhà thầu. Dân Quyền cũng là xã thuần nông, còn 646 hộ nghèo, thu ngân sách một năm chỉ vài chục triệu từ tiền cho thuê đất thùng vũng. Với khoản nợ này ông Bộ bảo phải chờ bán đất, nếu không bán được có khi lại phải chuyển cho nhiệm kỳ sau người khác trả hộ. Đợt này, công an tỉnh cũng mời xã lên “giao lưu văn nghệ” nhưng ông Bộ tìm mọi cách thoái thác, xin khất lần sau vì xã không có tiền. Còn những khoản bất khả kháng như mua tăm tre, mua bút, ông Bộ khoán cho từng thôn chứ xã không gánh vác nổi. “Xã có 10 thôn thì bổ đầu mà gánh thay, chứ xã không có tiền”. Ông Bộ lý giải.

Năm 2009, đội ngũ cán bộ hợp đồng với xã đông đến mức xã phải nợ 39 triệu đồng tiền lương. Lên làm chủ tịch, khiếp cảnh nợ nần quá nên ông Bộ phải cắt giảm một số vị trí nhưng đụng đâu cũng thấy người nhà, họ hàng, thành thử rất khó. Tuần này Dân Quyền tổ chức tuyển quân, dự kiến xã phải chi 30-40 triệu đồng. Ông Bộ cắt giảm bằng cách giao cho các thôn chỉ được phép cử trưởng thôn mang quân lên xã, mỗi ông được chế độ 20 ngàn tiền hỗ trợ một ngày. Quyết định như thế nhưng số tiền này xã nợ đã, lúc nào có sẽ chi trả sau. Cũng trong tuần này, xã triển khai thu phí của người dân để phục vụ hoạt động ngày 27/7. Cán bộ xã giao mỗi thôn phải đóng góp 1 triệu đồng để sửa sang nhà bia tưởng niệm đã sụt lún, hư hỏng nặng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm