| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 12/12/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 12/12/2017

Nói chuyện với đoàn viên, thanh niên, hai Bộ trưởng 'đối nghịch' nhau

Hai ông bộ trưởng không trực tiếp, nhưng nội dung nói chuyện của hai ông với các đoàn viên, thì đối chọi nhau. Và theo logic, hai ông khó có thể cùng đúng được.

Cụ thể, trong Diễn đàn “Đối thoại chính sách phát triển thanh niên” - được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức vào chiều 10/12, ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân phát biểu: “Chúng ta cần học để khởi nghiệp, học xong để làm chủ, chứ không phải học để làm thuê và chỉ để vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước”.

16-27-14_bo_truong_bo_noi_vu_le_vinh_tn
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Cũng chiều 10/12, tại Diễn đàn đối thoại có chủ đề "Khởi nghiệp và việc làm”, cũng trong khuôn khổ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017-2022, ông Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nói rằng, đại học không phải là con đường duy nhất lập thân lập nghiệp. Bên cạnh việc học tập, cần chú trọng khâu chọn nghề. Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2018 sẽ là khâu đột phá của ngành lao động.

Có vẻ như Bộ trưởng Tân khác với Bộ trưởng Dung ở quan điểm, khi nhìn nhận lực lượng lao động là thanh niên nói chung và đoàn viên nói riêng, ở thời kỳ hiện nay, nên lời lẽ phát biểu khác nhau.

Từ xưa đến nay, do chính bản thân hoặc các hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng có thể được học, và học xong thì lao vào khởi nghiệp, rồi làm chủ được. Thậm chí, số này là số chủ yếu. Khởi nghiệp hay làm chủ, đều cần phải tự bản thân cân nhắc rằng xem mình đã có đủ trí, đủ lực, đủ cơ hội chưa? Và 1 người làm chủ thì kiếm tìm những người làm thuê ở đâu? Và ai sẽ là người làm thuê? Mà số này thì chắc chắn là đông đảo.

Phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ càng không chuẩn, khi ông còn nói thêm rằng: “Phát triển lực lượng trong thanh niên là để chuẩn bị, cung cấp đội ngũ nhân sự cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước” - Đúng, nhưng không hoàn toàn thế, vì cách nhìn bó hẹp. Phát triển lực lượng trong thanh niên - phải là để chuẩn bị, cung cấp nhân sự cho mọi lĩnh vực trong toàn quốc, trong các mọi loại hình kinh tế, công việc.

Điều này là đảm bảo tính bình đẳng về địa vị, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về bảo hộ của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, như tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Còn mục đích “để chuẩn bị, cung cấp đội ngũ nhân sự cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước”, thì không sai, nhưng chính các cơ quan này phải tìm cách bình đẳng để thu hút nhân tài.

Cũng lại thực tế cho thấy, do cơ chế, hoặc do nhiều lý do khác, mà nhiều người giỏi không muốn hoặc không thể vào làm việc tại các cơ quan này được, trong khi một số người không giỏi nhưng vì quan hệ hay này nọ lại vào được, rồi chễm chệ thăng tiến. Điều này, chắc Bộ trưởng Tân biết thừa.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2017, ước tính Việt Nam có 53,4 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2,28%, tương đương 1,1 triệu người. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức mang tính thiếu ổn định, trong đó khu vực thành thị là 48,8%; khu vực nông thôn là 64,3%.

Vậy thì, vấn đề chính của xã hội hiện nay là việc làm, nhất là với thanh niên. Và có vẻ như, ý kiến của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, là hợp lý.

Làm thuê, thì có sao?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm