| Hotline: 0983.970.780

Nóng bỏng nạn trộm cắp trâu, bò

Thứ Ba 12/06/2012 , 10:25 (GMT+7)

Kẻ trộm đánh cả xe tải đến tận chuồng trâu, bò của người dân để lùa lên xe chở đi. Táo tợn hơn, chúng còn lôi trâu, bò ra giết mổ tại chỗ rồi lấy 2 cặp đùi và xẻo hết thịt bẹ sườn, bỏ lại đầu và bộ xương cho khổ chủ...

Kẻ trộm đánh cả xe tải đến tận chuồng trâu, bò của người dân để lùa lên xe chở đi. Táo tợn hơn, chúng còn lôi trâu, bò ra giết mổ tại chỗ rồi lấy 2 cặp đùi và xẻo hết thịt bẹ sườn, bỏ lại đầu và bộ xương cho khổ chủ. Tình trạng này đang diễn ra hết sức phức tạp tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai…

MẤT TRÂU, BÒ XÓT NHƯ… MẤT CON

Sáng ngày 11/6, chúng tôi có mặt tại chuồng trâu của chị Nguyễn Thị Kiều Phương (ấp Bến Cộ, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch), hộ vừa bị bọn trộm bắt mất 2 con trâu cái trị giá trên 60 triệu đồng. Vẻ mặt buồn bã, chị Phương tâm sự: “Chỉ sau một đêm, gần như toàn bộ tài sản của gia đình tích cóp bao năm qua đã mất sạch rồi. Hai con trâu lại đang có bầu, chỉ một tháng nữa là đẻ nghé thì lại xảy ra chuyện này…”.

Dù có kinh nghiệm trên 10 năm nuôi trâu, nhưng chị Phương cũng không thể ngờ bọn trộm lại táo tợn đến mức, đưa cả xe tải đến bắt trâu của mình. Số là cách nhà chị khoảng 500 mét có một gò cao, cỏ nhiều nên chị thường thả 3 con trâu ra ăn, tối đến tiện thể chị buộc lại đó. Trước đêm mất trâu, có hai thanh niên đến dò hỏi tình hình bà con nuôi trâu, bò tại xã Đại Phước để tìm mối mua nhưng thực chất là để dòm ngó tình hình. Ngay ngày hôm sau quay lại khu gò, chị thấy biến mất hai con trâu, còn lại một con thì mất dây, mũi rách toạc chảy máu. “May mắn là con trâu này rất khỏe nên thấy người lạ dắt đã vùng đứt dây thoát được” – chị Phương nói.


Chị Phương nói: “Hai con trâu trị giá 60 triệu là cả gia tài của tôi đã mất toi rồi!”

Lần theo dấu chân 2 con trâu bị mất, chị thấy chúng bị dắt qua 2 khu ruộng và qua 1 gò đất cao cách hơn 1 km, sau đó đến đường đất đó thì mất dấu chân, nhưng có thấy vài đống phân trâu và vệt bánh xe tải in hằn trên đất. “Hỏi bà con gần đó, mọi người nói đêm trước có nghe tiếng xe tải và tiếng trâu kêu, nhưng tưởng xe chở trâu đi ngang qua nên không quan tâm. Bọn chúng còn mang theo vài chục bao xác dừa khô để làm bậc lùa trâu lên xe” – chị Phương xót xa nói.

Tương tự, giữa trưa nắng gắt tại khu đất trống (sát KCN Đức Thành, xã Phú Thạnh), chúng tôi gặp anh Dương Văn Tèo đang lầm lũi chăn thả đàn trâu, với vẻ mặt buồn rười rượi vì vừa bị kẻ trộm xẻ thịt mất một con trâu cái trị giá 30 triệu đồng. Vốn là một người chăn trâu bò thuê nghèo, sau nhiều năm tích cóp bằng việc lấy nghé thay công lao động, anh Tèo đã gây dựng được đàn trâu riêng, nên anh bảo: “Tôi mất trâu mà thấy xót như… mất con!”. Đêm hôm đó, dù rất cảnh giác anh ngủ lại túp lều ngay gần chuồng trâu, khi nghe tiếng đàn trâu kêu, anh vùng dậy ra quan sát thì phát hiện một con trâu biến mất. Tưởng nó đi lạc, anh lần tìm khắp xung quanh nhưng không thấy.


Anh Tèo búc xúc kể lại việc bị bọn trộm “xử” trâu ngay tại bụi trúc

Quay về lấy đèn pin, anh chợt thấy vết chân trâu hướng về phía rặng trúc lớn của xã Vĩnh Thanh gần đó. Linh tính có điều không bình thường, anh chạy thẳng tới rặng trúc thì tá hỏa thấy đầu trâu bị chặt rời, cạnh đó trơ lại bộ lòng và xương ngổn ngang. “Chúng lấy đi 2 cặp đùi trâu nặng cả tạ, cùng một bên bẹ sườn để dễ vận chuyển. Bọn trộm này ít nhất phải có 3 – 4 thằng, trong đó phải có 1 tên có tay nghề về giết mổ trâu bò chúng mới xử lý nhanh như thế được” – anh Tèo uất ức nói.

Đau xót hơn, ông Hai Lên, xã Phú Khánh dù chỉ đi chăn trâu bò thuê, nhưng có tới 2 lần bị bọn trộm tổ chức bắt mất trâu tổng cộng tới 8 con (trong đó có 1 con duy nhất của gia đình ông tích cóp mua được).


Gia đình ông Hai nay đã rào chuồng bò chắc chắn phòng chống bọn trộm

Ông Lên do quá nghèo nên buộc phải bán đất đai của gia đình để đền trâu cho chủ và bỏ luôn cái nghề bạc bẽo này. Hay như hộ ông Mười Cạc, xã Phú Thạnh cũng mất tới 5 con trâu; hộ anh Năm Bảo mất 3 con bò và bị bọn trộm “xử” ngay tại vườn điều kế chuồng bò, chỉ để sót lại 3 cái đầu và 3 bộ xương bị lóc hết thịt. Còn ông Trần Văn Mẫn, xã Phước An nuôi duy nhất 1 con trâu để cày đám ruộng nhỏ của gia đình, cũng bị kẻ trộm dắt mất…

ĐỦ KIỂU CHỐNG TRỘM VẪN MẤT

Giữa trưa nắng gắt, chúng tôi chạy xe ngang qua nhà ông Nguyễn Văn Hai, ấp Thị Cầu, xã Phú Đông thấy một nhóm người đang ngồi bàn tán về chuyện những vụ mất trâu bò trong xóm ấp. Thấy người lạ ghé vào, những người đàn ông này nhìn với vẻ nghi ngại hỏi: “Các chú tìm ai?”. Khi nghe chúng tôi hỏi thăm những hộ dân vừa bị mất trâu bò trong xã, ông Hai bức xúc nói: “Mới đây có mấy thanh niên lạ mặt giả bộ đi thăm hỏi như mấy chú, nhưng chỉ hôm sau thấy trâu bò của bà con đã “không cánh mà bay” khiến bà con chúng tôi rất sợ…!?”.


PV NNVN đang trao đổi với người dân về vấn nạn trộm trâu bò

Ông Hai kể, gần đây trong huyện liên tục xảy ra các vụ trộm trâu bò, ông đã tự “nghiên cứu” ra nhiều cách để phòng trộm cho riêng mình. Gia đình ông có đàn bò 14 con trị giá trên 200 triệu đồng, mặc dù đã phải dựng riêng một “trạm gác” ngay kế chuồng bò nhưng cũng chẳng yên tâm nên mấy bữa nay ông Hai còn “rinh” cả giường ra sân nằm canh bò cho chắc ăn. Còn ông Hai Hon, ấp Bến Cộ, xã Đại Phước cũng rào dậu chuồng bò kín bưng và thuê người túc trực theo dõi 24/24. Vậy mà có lần, người giữ bò vừa đi công chuyện, cô con dâu của ông Hon ra canh đã phát hiện một chiếc xe tải lạ đậu sát đường gần chuồng bò của gia đình. Vài thanh niên lạ mặt đi lại quanh đó rất khả nghi, sợ quá cô báo người nhà ra canh chừng thì thấy đám thanh niên và chiếc xe tải lẳng lặng bỏ đi.

“Cách đây khoảng 3 năm tại Nhơn Trạch cũng rộ lên tình trạng mất trộm trâu bò khiến người dân rất bất an. Tại xã Phú Đông, nhiều vụ kẻ trộm bắt trâu bò ra giết mổ ngay tại mé sông, táo tợn hơn là "xử" ngay gần chuồng rồi lấy 2 cặp đùi và lóc thịt bỏ đi. Sau đó công an làm gắt nên tình hình tạm dịu đi, nhưng thời gian gần đây vấn nạn này lại tiếp tục rộ trở lại.

Chúng tôi đã thường xuyên cảnh báo bà con trên đài phát thanh xã, tổ chức tuyên truyền lưu động tới tận ấp và mỗi gia đình cảnh giác với các loại tội phạm, trong đó có vấn nạn bắt trộm trâu bò” (ông Đặng Văn Thông nói).

Trao đổi với NNVN, ông Đặng Văn Thông – Phó trưởng công an xã Phú Đông (phụ trách hình sự) cho biết, mới đây công an huyện đã tóm được một chiếc xe tải chở trâu bò và một nhóm thanh niên khả nghi. Kiểm tra tại chỗ phát hiện chiếc xe này hết xăng, đang loay hoay tìm cây xăng thì bị công an phát hiện chở trâu bò không rõ nguồn gốc. Tại cơ quan điều tra, nhóm thanh niên khai nhận vừa đi “ăn hàng” tại các xã của huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

Ông Thông cũng cho biết, ngoài “chiêu” tìm hiểu thăm dò nhiều ngày, lợi dụng sơ hở của người chăn trâu, bò (chủ quan thả tự do ngoài đồng, nhậu nhẹt say xỉn, đêm hôm khuya khoắt…) bọn trộm dùng xe tải đến hốt đi; thì mới đây còn xảy ra tình trạng giả danh là người chuyên đi chăn trâu bò thuê để lừa đảo.

Nổi cộm nhất là trường hợp của đối tượng Hai Mẫn ngụ tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch đã lợi dụng lòng tin của người dân, dụ mọi người giao trâu bò cho hắn chăn thuê với giá rẻ. Sau khi đã gom được trên 40 con, Hai Mẫn đã bí mật đưa toàn bộ đi bán cho các lò giết mổ tại huyện khác. Hiện tại, đối tượng này đã bị công an huyện Nhơn Trạch bắt giam điều tra.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm