| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Nam Định mất ít nhất 130 tỷ!

Thứ Hai 29/10/2012 , 11:11 (GMT+7)

UBND tỉnh Nam Định đã có 3 công điện khẩn chỉ đạo các địa phương khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ và neo trú, sơ tán dân, gấp rút thu hoạch lúa mùa và tiêu úng.

* Tối qua, 3 PCT UBND tỉnh Nam Định trực tiếp đi chống bão

Ông Lê Xuân Thủy, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định đang chỉ đạo công tác đối phó với bão tại huyện Giao Thủy cho biết, kể từ đầu giờ chiều qua (28/10), tại Nam Định đã xẩy ra mưa với cường độ càng ngày càng lớn.

Tới 18h chiều, sau khi quét qua khu vực ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) trong khoảng 3h đồng hồ, bão Sơn Tinh đã đổ bộ trực diện vào các huyện ven biển tỉnh Nam Định. Đến chiều tối, tại huyện Giao Thủy đã có gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11. Lượng mưa đo được trong ngày tính tới 18h tại đây đã lên tới trên 80 ml.

UBND tỉnh Nam Định đã có 3 công điện khẩn chỉ đạo các địa phương khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ và neo trú, sơ tán dân, gấp rút thu hoạch lúa mùa và tiêu úng phòng chống ngập cho lúa và hoa màu vụ đông. Khoảng 13.100 người dân đã được di dời đến nơi an toàn.

Về hoa màu, tính tới ngày hôm qua toàn tỉnh vẫn còn hơn 5.000 ha lúa mùa (chiếm 7% diện tích lúa toàn tỉnh) vẫn chưa kịp thu hoạch, trong đó có hơn 3.000 ha là lúa đặc sản chất lượng cao. Đáng lo ngại nhất là hơn 11 nghìn ha cây vụ đông của Nam Định, trong đó khoảng 2.000 ha được trồng trên đất hai lúa sẽ có nguy cơ ngập úng nặng. Tính toán, chỉ cần 50% lúa và cây trồng vụ đông bị thiệt hại trong trận bão này, nông nghiệp Nam Định mất không dưới 130 tỷ đồng. 

Tối qua, tỉnh Nam Định đã cử 3 Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì 3 đoàn công tác về 3 huyện ven biển trực tiếp chỉ đạo chống bão. Một số tuyến đê sông, đê biển xung yếu như đê Cồn Xanh, đê biển tại các xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) đã được tiến hành gia cố hộ đê hoàn chỉnh vào lúc 17h chiều qua.

Nông dân ĐBSH chủ quan!

+ Ông Nguyễn Quang Đồng - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương: “Hiện tại Hải Dương còn khoảng 3.000 ha lúa trà trung và 3.000 ha trà muộn, trong đó có trên 2.000 ha nếp cái hoa vàng mới trỗ. Lo ngại lớn nhất lúc gió bão này là mưa lớn có thể gây hại 22.500 ha rau màu mới trồng. Lúa ngập vài ngày không sao nhưng rau màu ngập một hai ngày là hỏng hết nên tỉnh phải tập trung chuẩn bị cho công tác tiêu úng”.

+ Ông Trần Xuân Định - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thái Bình: “Chúng tôi đã có thông báo cho các địa phương từ rất sớm phải cấp tốc gặt lúa để tránh mưa bão nhưng nông dân chủ quan lắm, họ bảo không có gió bão ở thời điểm này. Hôm qua, hôm kia Thái Bình vẫn còn cỡ 10.000 ha lúa, thấy tình hình mưa bão căng thẳng chúng tôi phải tuyên truyền gấp việc gặt nhưng hiện vẫn còn khoảng 5.000 ha lúa ngoài đồng tập trung chủ yếu ở huyện Tiền Hải. Ngoài lúa, vụ đông chúng tôi có khoảng 30.000 ha rau màu. Lo nhất là ngô đang non, chưa ra rễ chân kiềng sẽ bị gió bẻ gãy; bí, dưa bị ngập sẽ thối nhũn, riêng về trên 1.000 ha khoai tây mới trồng được 3 - 4 ngày, chưa bật rễ chúng tôi chỉ đạo nếu ngập nước sẽ moi cả củ lên để cứu lấy giống”.

Dương Đình Tường

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm