| Hotline: 0983.970.780

Công khai chỉ số tín nhiệm

Thứ Hai 29/10/2012 , 11:28 (GMT+7)

Chiều nay (29/10), Quốc hội (QH) sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu
Chiều nay (29/10), Quốc hội (QH) sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, người nào phải xem xét về tín nhiệm đồng nghĩa với bỏ phiếu bất tín nhiệm. Và, chỉ số tín nhiệm phải công khai cho người dân được biết.

Nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh Đề án bỏ phiếu tín nhiệm vì phạm vi cán bộ sẽ tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, chỉ tính riêng ở cấp QH như dự kiến cũng là quá rộng, dễ trở thành tính hình thức. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tinh thần của Nghị quyết T.Ư 4 cũng như Hiến pháp hiện nay đã quy định là QH giám sát tất cả các chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Luật tổ chức QH cũng nêu nội dung QH lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn, không loại trừ ai. Nếu cán bộ nào có vấn đề mà QH cần xem xét thì đó là việc bỏ phiếu. Còn lấy phiếu tín nhiệm là sự thăm dò, đánh giá của dư luận đối với tín nhiệm của những chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn. Việc đánh giá của dư luận áp dụng đối với tất cả các chức danh. Nhưng đúng là bây giờ chúng ta phải khoanh lại phạm vi. Tính tất cả các chức danh QH bầu, phê chuẩn thì tới hơn 400 người.

Trong khuôn khổ một kỳ họp, lấy phiếu như thế, nếu không cẩn thận sẽ dàn trải, hình thức, không tập trung được vào các chức danh có vị trí chủ chốt mà pháp luật đã có những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Vậy nên bây giờ, dự thảo Nghị quyết mà UB Thường vụ QH trình đã đưa ra 2 phương án, trong đó, một phương án chỉ đề xuất lấy phiếu với 49 vị trí lãnh đạo chủ chốt, còn lại ủy quyền lại cho Hội đồng Dân tộc, các UB của QH tiến hành.

Có ý kiến cho rằng ở QH chỉ nên thực hiện hoạt động bỏ phiếu. Nếu tiến hành lấy phiếu hàng năm sẽ khiến QH gánh thêm quá nhiều việc. Quan điểm của ông thì sao?

Thực ra, quy định về bỏ phiếu tín nhiệm trong Hiến pháp của ta thực chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Điều đó có nghĩa là những người có chuyện này chuyện nọ, dư luận không đồng tình, cử tri phản đối và các đại biểu QH (ví dụ 20% số đại biểu như quy định) đề nghị, hoặc các UB, Hội đồng Dân tộc của QH, trực tiếp UB Thường vụ QH thấy rằng người này cần phải được QH xem xét về tín nhiệm, tức là bỏ phiếu bất tín nhiệm.


Ảnh minh họa

Các nước trên thế giới có tổ chức lấy phiếu đồng loạt giống như Đề án chúng ta đang xây dựng không, thưa ông?

Như tôi được biết, ở nhiều nước trên thế giới họ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm khác Việt Nam bởi do nhiều tổ chức khác nhau tiến hành và tùy tình hình mà làm. Có khi một tổ chức phi chính phủ cũng có thể lấy thăm dò dư luận về ông A, ông B nào đó. Thế nhưng, bất kể ai khi đã đưa ra trước toàn thể QH xem xét đều theo tinh thần bất tín nhiệm.

Theo ông, kết quả lấy phiếu thăm dò tín nhiệm chỉ công khai trong nội bộ hay sẽ thông tin cho toàn dân biết?

Trong Nghị quyết nói sẽ công khai chỉ số tín nhiệm. Tôi nghĩ rằng đã công khai trong QH thì phải công khai cả trên phương tiện thông tin đại chúng nữa, vì nên để cho dân biết. Lúc đó mới có cơ sở để thực thi bỏ phiếu tín nhiệm.

Vấn đề giữa Đảng và Quốc hội sẽ được xử lý thế nào trong trường hợp đưa một cán bộ lãnh đạo cấp cao ra bỏ phiếu tại nghị trường, thưa ông?

Ban tổ chức T.Ư hiện đang xây dựng một đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh trong đảng và các chức danh khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm mà UB Thường vụ trình lần này. Đây không phải là nghị quyết duy nhất mà tới đây còn có nghị quyết của Đảng về lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng nữa. Nghị quyết này cũng sẽ có hiệu lực từ năm tới để cùng thực hiện đồng bộ với Nghị quyết của QH.

Xin cảm ơn ông!

Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông: Đó là văn hóa từ chức

Việc lấy phiếu tín nhiệm là lời cảnh báo cho các vị lãnh đạo biết uy tín của mình đến đâu. Đó là một cơ sở để bản thân họ tự vấn bản thân xem nên lựa chọn giải pháp nào tốt nhất, từ chức hay để bị bỏ phiếu. Trước kia vẫn nói đến chuyện Việt Nam phải có văn hóa từ chức. Thế nhưng thực tế, những người cần từ chức lại vẫn còn lơ mơ lắm, họ vẫn có ảo tưởng về mình, cho rằng sự việc không đến mức phải từ chức. Vì vậy, khi có Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm này sẽ buộc người tín nhiệm thấp phải tìm giải pháp tốt nhất cho bản thân trong danh dự, trong văn hóa. Như vậy sẽ bắt đầu hình thành văn hóa từ chức thực sự.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.