| Hotline: 0983.970.780

Đại công trình thủy lợi nghìn tỷ thoát nước vùng Đông Nam bộ

Thứ Ba 19/11/2024 , 08:00 (GMT+7)

Với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, dự án nạo vét, gia cố suối Cái được xem là đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam bộ.

Dự án ngàn tỷ

Tỉnh Bình Dương có tốc độ đô thị hóa nhanh và chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, đặc biệt, mưa lớn kéo dài với tần suất tăng dần, khiến tình trạng ngập úng cục bộ diễn ra thường xuyên. Để giải quyết thực trạng này, Bình Dương đã và đang tập trung triển khai xây dựng các dự án chống ngập, tiêu biểu là dự án nạo vét và gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai.

Với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, dự án nạo vét, gia cố suối Cái được xem là đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam bộ. 

Với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, dự án nạo vét, gia cố suối Cái được xem là đại công trình thoát nước, "cứu nguy" cả vùng Đông Nam bộ. 

Ban Quản lý dự án ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết, dòng chính suối Cái có tổng chiều dài hơn 31km, bắt nguồn từ khe suối sau cống D700 thuộc tỉnh Bình Dương, sau đó đổ ra sông Đồng Nai. Giống như nhiều con suối và kênh rạch khác trong khu vực, Suối Cái đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát nước.

Theo đó, nguồn nước từ suối giúp tưới tiêu cho các cánh đồng, vườn cây, đặc biệt là trong các mùa khô hạn, đảm bảo năng suất cây trồng và duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, suối Cái còn có vai trò thoát nước, giúp điều hòa lượng nước mưa, giảm nguy cơ ngập úng trong mùa mưa.

Do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở hai bên bờ suối thường xuyên xảy ra, khiến lòng suối ngày càng thu hẹp. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu xả thải ngày một lớn gây áp lực lớn cho việc thoát lũ vào mùa mưa.

Thực tế, cứ vào mùa mưa, toàn bộ khu vực ven suối Cái với bán kính 500m phải chịu cảnh ngập úng, gây thiệt hại khá lớn về sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, các tuyến đường huyết mạch dọc tuyến suối Cái như ĐT 742, ĐT 746 và tại vị trí các cầu lớn trên tuyến suối Cái như Thợ Ụt, cầu Bến Sắn cũng trở thành "điểm đen" ngập lụt mỗi khi có mưa lớn, ảnh hưởng đến lưu thông và đời sống người dân.

Sau khi được Chính phủ cho phép thực hiện dự án nạo vét và gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công dự án vào đầu năm 2024. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, gồm các hạng mục như: Nạo vét mở rộng lòng suối từ 10m như hiện trạng lên 100 - 120m, đồng thời, xây dựng cống qua đường hai bên cầu, đầu tư các cống băng đường để kết nối vào các tuyến suối… Đặc biệt, lòng suối sẽ được gia cố bằng các rọ đá, hai bên mái suối sẽ được bê tông hóa, giúp phát huy tối đa công năng tiêu thoát nước của công trình.

Chỉ cần mưa lớn, nhiều con đường tại tỉnh Bình Dương nước ngập thành sông. Ảnh: Trần Trung.

Chỉ cần mưa lớn, nhiều con đường tại tỉnh Bình Dương nước ngập thành sông. Ảnh: Trần Trung.

“Dự án không đơn thuần là công trình cấp nước cho nông nghiệp mà còn là giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng ngập úng cho Bình Dương, TP.HCM và một phần tỉnh Đồng Nai”, ông Vũ Tiến Sơn, Giám đốc Ban Quản lý dự án ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Đẩy nhanh tiến độ

Đại diện Ban Quản lý dự án ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết thêm, xác định dự án nạo vét, gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, ngay từ đầu năm 2024, dự án đã được khởi công, các đơn vị tập trung nguồn lực, tận dụng thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án nạo vét, gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Trần Phi.

Dự án nạo vét, gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Trần Phi.

Dự án có tổng chiều dài gần 19km, diện tích giải phòng mặt bằng lớn, khoảng gần 1.000 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Với phương châm giải phóng mặt bằng đến đâu sẽ tổ chức thi công đến đó, dự án bao gồm 10 gói thầu thi công xây lắp, trong đó 2 gói thầu (2A, 2B) được Ban Quản lý dự án triển khai thi công từ tháng 1/2024, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2025. Đến nay, khối lượng thực hiện của hai gói thầu cụ thể, gói thầu 2A đạt 37%, gói thầu 2B đạt 21% so với các hợp đồng đã ký kết.

Hai bên mái suối sẽ được bê tông hóa, giúp phát huy tối đa công năng tiêu thoát nước của công trình. Ảnh: Trần Trung.

Hai bên mái suối sẽ được bê tông hóa, giúp phát huy tối đa công năng tiêu thoát nước của công trình. Ảnh: Trần Trung.

Hiện nay, đang trong mùa mưa, trên địa bàn thường xuất hiện mưa lớn, lượng nước đổ về tuyến suối Cái nhiều, gây ngập toàn bộ các khung vây, các mũi thi công cũng như tuyến công trình. Trung bình, phải mất từ 3 đến 5 ngày mới bơm cạn nước, vệ sinh khung vây để tiếp tục thi công, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công hai gói thầu. Tuy nhiên, hoạt động thi công vẫn được triển khai để đảm bảo tiến độ đề ra.

Theo chân Ban Quản lý dự án ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương đến thăm đại công trình gia cố suối Cái, dưới cơn mưa tầm tã, nhưng trên công trường vẫn có hàng trăm cán bộ, kỹ thuật và công nhân miệt mài với công việc. Tiếng máy khoan, máy trộn bê tông, xe cần cẩu ầm vang khiến công trường luôn nhộn nhịp, hối hả. Thời tiết hanh khô thuận lợi càng thúc giục mọi người khẩn trương, dốc sức thi công đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tại khu vực đúc cọc nhồi, anh Trần Văn Thắng, một công nhân đến từ miền Tây chia sẻ: “Ê-kíp đúc cọc nhồi của chúng tôi khoảng 10 người. Tất cả làm việc hết tốc lực, vì chỉ cần một người nghỉ tay là cả ê-kíp sẽ gián đoạn.

Điển hình như công việc của tôi, khi bê tông đã cho vào khuôn thép, phải nhanh chóng dùng bay vuốt phẳng. Nếu thao tác chậm sẽ khiến nước tràn vào, không thực hiện được. Hơn nữa, chúng tôi cần phải tranh thủ để những cọc nhồi nhanh khô, bảo đảm số lượng, đáp ứng nhu cầu cho công đoạn sau".

Trong những tháng cuối năm 2024, chủ đầu tư sẽ không mở thêm các gói thầu thi công xây dựng và tập trung giải phóng mặt bằng toàn bộ phạm vi dự án. Ảnh: Trần Trung.

Trong những tháng cuối năm 2024, chủ đầu tư sẽ không mở thêm các gói thầu thi công xây dựng và tập trung giải phóng mặt bằng toàn bộ phạm vi dự án. Ảnh: Trần Trung.

Ông Vũ Tiến Sơn, Giám đốc Ban Quản lý dự án ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết thêm, khi hoàn thành, Dự án nạo vét và gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai sẽ đảm nhiệm tiêu thoát nước cho lưu vực hơn 22.500ha, gồm khoảng 3.200ha đất các khu, cụm công nghiệp, đồng thời xây dựng 37,4km đường giao thông cấp khu vực.

“Trong những tháng cuối năm 2024, đơn vị không mở thêm các gói thầu thi công xây dựng để tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, tập trung thi công các cấu kiện đúc sẵn, khơi thông, nạo vét dòng chảy. Khi bước vào giai đoạn mùa khô, sẽ tổ chức tăng cường máy móc, thiết bị, nhân lực tăng ca, tăng kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục phục vụ tiêu thoát nước”, ông Vũ Tiến Sơn chia sẻ.

Xem thêm
Ông Trần Mạnh Dũng làm Bí thư Thành ủy Nha Trang

Ông Trần Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa được điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Nha Trang, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cuộc cách mạng lớn

An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 hợp tác xã đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Hải Phòng khởi công cầu Nguyễn Trãi hơn 6 nghìn tỷ đồng

Cầu Nguyễn Trãi là dự án trọng điểm, hứa hẹn thay đổi diện mạo đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.