| Hotline: 0983.970.780

Tập trung đánh mạnh hàng nhập lậu

Thứ Sáu 14/12/2012 , 10:57 (GMT+7)

Sự việc cơ quan chức năng thu giữ hơn 1 tấn pháo lậu tại Lạng Sơn vào rạng sáng ngày 12/12 dường như báo hiệu thị trường hàng lậu sẽ rất nóng khi Tết Nguyên đán đến gần.

Sự việc cơ quan chức năng thu giữ hơn 1 tấn pháo lậu tại Lạng Sơn vào rạng sáng ngày 12/12 dường như báo hiệu thị trường hàng lậu sẽ rất nóng khi Tết Nguyên đán đến gần. Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề xử lý hàng nhập lậu.

Ông nhận định thế nào về thị trường hàng hóa lậu hiện nay? Tại sao cứ đến gần Tết thì tình trạng buôn lậu ngày càng nhiều vậy?

Thời gian qua nhiều mặt hàng của nước ngoài lưu thông trên thị trường bị phát hiện có chứa độc tố, dư lượng hóa chất vượt quá mức cho phép, chứa hóa chất lạ, phụ gia, hóa chất ngoài danh mục, không được phép sử dụng, không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để tránh mua phải hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người dân có tâm lý lựa chọn tiêu dùng hàng hóa của VN có địa chỉ, xuất xứ rõ ràng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường VN các mặt hành chất lượng thấp, giá rẻ, không bảo đảm an toàn.


Hàng nhập lậu biến tướng ngày càng tinh vi

Vì vậy, các đối tượng vi phạm dùng thủ đoạn thay đổi bao bì, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa có nguồn gốc nhập từ nước ngoài giả mạo xuất xứ VN, thậm chí giả mạo những thương hiệu nổi tiếng của VN để lừa dối người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Nhất là cứ càng gần Tết, nhu cầu tiêu dùng càng cao nên các đối tượng vi phạm càng tranh thủ “kiếm”. Mới nhất là tháng 11-2012, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã triệt phá kho chứa hàng của Cty TNHH MTV thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Đất Vàng với hơn 50.000 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, trong đó gần 21.000 sản phẩm ngoại nhập, trong đó có nhiều sản phẩm được thay nhãn Trung Quốc thành nhãn Việt Nam để tiêu thụ. Hay Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên phát hiện và bắt quả tang hành vi sang chiết trái phép bột ngọt mang nhãn Trung Quốc sang bao bì Miwon và Ajnomoto, thu giữ 60 kg bột ngọt cùng 10 vỏ bao nhãn hiệu Trung Quốc đã qua sử dụng.

Với những thủ đoạn trên, phương án ngăn chặn sẽ thế nào?

Tại các cửa khẩu biên giới, cảng biển, cảng hàng không, ga đường sắt, hai bên cánh gà cửa khẩu, đường mòn, lối mở dọc biên giới tại các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Trị, Long An… và tại các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chúng tôi sẽ tập trung “đánh” mạnh các mặt hàng có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào VN hay bị các đối tượng vi phạm dùng thủ đoạn đổi nhãn, bao bì, xuất xứ hàng hóa như thực phẩm: rau củ quả, mỳ chính, bánh mứt kẹo, đồ uống, gia cầm, nội tạng động vật, thực phẩm đóng gói sẵn, bao bì, nhãn mác thực phẩm. Ngoài ra, hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, đồ điện gia dụng (bóng đèn, pin điện) cũng được tập trung kiểm tra mạnh.

Có ý kiến cho rằng, không đủ cán bộ thị trường là những khó khăn khiến cho công tác kiểm tra trên không đạt hiệu quả cao. Để bảo đảm công tác kiểm tra có hiệu quả, lần này, Cục có giải pháp nào khắc phục không?

Hiện nay, chúng tôi đã có yêu cầu các Chi cục QLTT triển khai công tác điều tra cơ bản, tổ chức các kênh thu thập thông tin để dự báo tình hình và chủ động nắm bắt, đánh giá diễn biến, xu hướng thị trường. Từ đó phát hiện những vấn đề bức xúc, nổi cộm, kịp thời đề xuất biện pháp đối phó, xử lý. Trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng phương án kiểm tra đấu tranh vi phạm về gian lận xuất xứ hàng hóa theo đặc điểm, tính chất từng địa phương, từng địa bàn, tránh việc kiểm tra dàn trải, hình thức, gây phiền hà cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. Riêng tuyến cửa khẩu, biên giới, bến cảng, sẽ tập trung kiểm tra các đối tượng vận chuyển hàng hóa đường bộ, phương tiện lưu thông đường sắt, tàu thuyền đường biển để kiểm tra hóa đơn, chứng từ, nhãn mác để phát hiện hàng giả mạo xuất xứ.

Vào lúc 1 giờ 30 sáng ngày 12-12, tại cổng Bến xe thị trấn Đồng Đăng, lực lượng an ninh, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện bắt giữ xe ô tô Hyundai, biển kiểm soát 29N-4451 vận chuyển 10 kiện pháo nổ trọng lượng 580 kg do nước ngoài sản xuất. Lái xe là Đỗ Văn Trường, sinh năm 1969, trú tại Bồng Lai, Lai Hạ, Lương Tài (Bắc Ninh) khai nhận vận chuyển số hàng nói trên về Bắc Giang cho khách mà không biết đó là pháo nổ.

Một tiếng đồng hồ sau đó, cơ quan an ninh lại phát hiện trước nhà số 71, khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) có một số đối tượng đang tập kết hàng hóa nghi vấn, khi kiểm tra, các đối tượng lợi dụng đêm tối bỏ chạy để lại 12 kiện hàng gồm pháo hoa, pháo diêm, pháo lựu đạn do Trung Quốc sản xuất có trọng lượng 790 kg.

Ngoài ra, Cục cũng cử nhiều trinh sát việc xuất - nhập tại các kho chứa, bến bãi, cơ sở sản xuất, cơ sở lắp ráp, sang chiết, đóng góp hàng hóa, các làng nghề. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, linh kiện, thành phẩm kết hợp với việc kiểm tra đầu ra tiêu thụ sản phẩm và kênh phân phối hàng hóa...

Nhiều người e ngại là có quá nhiều văn bản xử phạt của các bộ, ngành trùng nhau, gây khó khăn cho công tác xử lý sai phạm. Ông nghĩ sao?

Hiện nay các quy phạm rất rõ ràng. Đối với các vi phạm về giả mạo xuất xứ, nhãn hàng hóa thì áp dụng các chế tài xử lý vi phạm tại Nghị định 06/2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đối với vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm, áp dụng chế tài xử lý vi phạm tại Nghị định 54/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 91/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Đối với giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại thì áp dụng các chế tài xử lý vi phạm tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Tôi nhắc lại, sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm có liên quan đến hàng lậu, hàng kém chất lượng. Thậm chí sẽ áp dụng các biện pháp mạnh như tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép kinh doanh hoặc chuyển truy tố các việc cấu thành tội phạm hình sự theo quy định pháp luật. Chúng tôi cũng yêu cầu các Chi cục QLTT phải gửi báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm gian lận xuất xứ hàng hóa về Cục Quản lý thị trường trước ngày 25-3-2013.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm