| Hotline: 0983.970.780

Gỡ “nút thắt” tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

Thứ Sáu 16/08/2013 , 09:47 (GMT+7)

Chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn với mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cho lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Đây là nội dung cuộc tọa đàm trực tuyến do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm qua (15/8).

Dư nợ tín dụng bằng GDP ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, Nghị định 41 về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn ra đời và đi vào cuộc sống 3 năm qua đã góp phần quan trọng vào những thành tựu đầy ý nghĩa của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. “Đây thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn hiện nay trong sản xuất”, ông Tám nói.

Gần 10 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến nay, hàng năm tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trung bình khoảng 20%.

Đặc biệt kể từ sau khi Nghị định 41 ra đời, dòng vốn tín dụng càng được hướng mạnh về khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn luôn là đối tượng ưu tiên trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.


Tín dụng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, bắt đầu khi có Nghị định 41 thì tín dụng cho nông nghiệp là 292.000 tỷ đồng, cho đến giờ, sau 3 năm  là 622.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần. “Vốn tín dụng này chiếm trong tổng tín dụng của toàn ngành khoảng 18-19%, nếu cộng cả dư nợ của Ngân hàng Chính sách thì chiếm khoảng 20-22%, tương ứng với mức đóng góp cho GDP cả nước của ngành nông nghiệp”, ông Mạnh nói.

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, nhờ đồng vốn tín dụng, qua suy thoái tài chính toàn cầu từ 2008 đến nay, nông nghiệp luôn là cứu cánh, giúp ổn định xã hội, đời sống bà con cũng tăng lên, đây là điểm rất rõ nét.

“Tôi cho rằng, Nghị định 41 có tác động tích cực. Nhiều lần, tôi cùng các đoàn đi vào các tỉnh ĐBSCL thì thấy rằng, đúng là đồng vốn ngân hàng đã có tác động  rất lớn đối với nông dân, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản”, ông Tám nhấn mạnh.

Trước năm 2010, tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ là 10 triệu trở xuống đối với nông dân, đối với trang trại là 50 triệu đồng, HTX là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi có Nghị định 41, nông dân đã được nâng mức vay không tài sản đảm bảo từ 10 lên 50 triệu đồng, đối với trang trại là 50 lên 200 triệu đồng, HTX từ 100 lên 500 triệu đồng, giải quyết lượng vốn lớn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tín dụng.

Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn vay

Ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, tuy chính sách đã cởi mở, song nông dân vẫn khó tiếp cận vốn vay. 3 năm nay, tín dụng dành cho nông dân thông qua Hội mới chỉ đạt 13.000 tỷ đồng, trong khi hộ nông dân trong cả nước là 14 triệu hộ, như vậy chưa đến 4% số hộ nông dân được vay vốn, trong khi bình thường khoảng 50% hoặc hơn có nhu cầu vay vốn.

Đồng ý với quan điểm này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết thêm, thực tế hiện nay, không chỉ nông dân, DN trong lĩnh vực nông nghiệp cũng rất cần hỗ trợ về tín dụng. “Tiếc rằng đa số DN trong lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta chưa đủ khả năng, tận dụng cơ hội của thị trường để tổ chức liên kết, đồng hành với nông dân sản xuất. Tôi nghĩ rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ngoài vấn đề vốn, kỹ thuật, thì vấn đề kinh doanh sản phẩm, bán hàng là rất quan trọng”, ông Tám phân tích.

Lý giải điều này, Phó TGĐ Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam Nguyễn Tiến Đông cho hay, chính sách tín dụng thông thường nhất quán và luôn có nguyên tắc nhất định trong thu hồi vốn.

 “Thời gian vừa qua, chúng ta cứ SX theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có liên kết. Nếu có 1 ngành tốt thì chúng ta đổ xô vào, thị trường cần 10 lại sản xuất 15 dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, không bán được hàng là có nợ xấu. Vì vậy, để có chính sách tín dụng thì phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng SX cụ thể, có sự liên kết thì khi đó tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp cho vay”, ông Đông đề xuất.

“Đối với Agribank thì ngay cái tên đã nói rõ mục tiêu của chúng tôi là phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, chúng tôi tập trung đưa hoạt động của mình theo hướng đó. Hiện nay, tổng dư nợ của Agribank khoảng 560.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 70% dư nợ được đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chất lượng tín dụng cho vay cũng được đảm bảo, nợ xấu trong lĩnh vực này luôn dưới 3%.

Về kinh nghiệm thành công khi hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn thời gian qua, hiện chúng tôi có 2.000 chi nhánh, phòng giao dịch, phòng giao dịch liên xã. Trong tổng 40.000 cán bộ có 30%, tương đương khoảng 12.000 cán bộ, làm tín dụng”, ông Nguyễn Tiến Đông.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm