| Hotline: 0983.970.780

Ukraine có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong vài tháng tới

Thứ Năm 14/11/2024 , 08:29 (GMT+7)

Một tài liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ rằng Kiev có thể sử dụng các cơ sở hạt nhân để phát triển bom nguyên tử nếu Mỹ cắt viện trợ quân sự.

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars được phóng thử trong cuộc tập trận hạt nhân của Nga từ một bãi phóng ở Plesetsk. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars được phóng thử trong cuộc tập trận hạt nhân của Nga từ một bãi phóng ở Plesetsk. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Tờ Times hôm 13/11 đưa tin rằng các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine cho rằng "việc tạo ra một quả bom nguyên tử đơn giản, như Mỹ đã làm trong khuôn khổ Dự án Manhattan, sẽ không phải là một nhiệm vụ khó khăn ở thời điểm hiện tại".

Mặc dù Ukraine hiện không có khả năng làm giàu uranium, một quá trình quan trọng để chế tạo vũ khí hạt nhân, 9 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động của nước này chứa khoảng 7 tấn plutonium. Điều này có thể được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử tương tự như quả bom 'Fat Man' được Mỹ thả xuống Nagasaki vào năm 1945.

Cho dù một quả "Fat Man" của Ukraine chỉ mạnh bằng 1/10 so với quả bom đã san bằng Nagasaki, lượng plutonium trong các lò phản ứng của nước này "đủ để chế tạo hàng trăm đầu đạn với sức công phá vài kiloton", báo cáo cho biết.

"Như thế là quá đủ để phá hủy toàn bộ căn cứ không quân hay các cơ sở quân sự, công nghiệp hoặc hậu cần của Nga. Không thể ước tính được sức mạnh hạt nhân của Ukraine vì nước này sẽ sử dụng các đồng vị khác nhau của plutonium", tác giả Aleksey Yizhak giải thích.

Các trích đoạn từ báo cáo này đã được tờ The Times đăng tải hôm 13/11. Theo tờ báo của Anh, báo cáo này đã được gửi cho Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine và sẽ được trình bày tại một hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng trong tuần này.

Học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng vụ khí hạt nhân để đáp trả trong trường hợp lãnh thổ hoặc cơ sở hạ tầng của Nga bị tấn công trước, hoặc nếu sự tồn vong của nước Nga bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường. Đầu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Moscow nên có quyền xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này bị tấn công bởi một quốc gia phi hạt nhân, nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân.

Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO, cũng thừa nhận rằng mối đe dọa hạt nhân từ Nga là lý do NATO không can thiệp trực tiếp vào xung đột tại Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn với The Times, Aleksey Yizhak bày tỏ sự ngạc nhiên trước thái độ thận trọng của Mỹ trước mối đe dọa hạt nhân từ Nga. "Điều này có thể khiến chúng ta mất đi cơ hội chiến thắng", ông chia sẻ.

Tháng trước, ông Zelensky tuyên bố rằng Ukraine sẽ tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân nếu nước này bị từ chối tư cách thành viên NATO, tuy nhiên, sau đó ông đã rút lại những phát ngôn này. "Cho dù có thế nào, Nga sẽ không cho phép điều này xảy ra", ông Putin đáp lại.

Trong một tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Georgy Tikhy khẳng định rằng Kiev "không phát triển và không tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Nga phá âm mưu của Ukraine nhằm cướp trực thăng tác chiến điện tử

Quân đội Nga đã ngăn chặn một nỗ lực của tình báo Ukraine nhằm cướp một máy bay trực thăng tác chiến điện tử, một phi công và một nguồn tin an ninh cho biết.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.