| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 01/02/2016 , 07:35 (GMT+7)

07:35 - 01/02/2016

Phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông!

Ngày 1/2/2016, TP Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành xử phạt hành chính đối với người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt.

Việc xử phạt này là căn cứ vào Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Cụ thể, người đi bộ đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, sẽ bị phạt từ 50 đến 60 ngàn; người đi bộ mang vác vật cồng kềnh qua đường hay đi dưới lòng đường gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách để qua đường, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn, đu bám phương tiện giao thông đang chạy, sẽ bị phạt từ 60 đến 80 ngàn đồng; người đi bộ đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt từ 80 đến 120 ngàn đồng…

Việc làm này của TP Hà Nội được không ít ý kiến ủng hộ. Bởi lâu nay, tình trạng người đi bộ ngang nhiên qua đường bộ, đường sắt, ngay trước mũi các phương tiện đang lưu thông, tiện đâu qua đấy. Người đi bộ không đi trên vỉa hè mà tràn xuống lòng đường.

Người đi bộ ngang nhiên mang vác vật cồng kềnh qua đường hay đi dưới lòng đường. Người đi bộ ngang nhiên vượt cả dải phân cách để qua đường, đã trở thành chuyện phổ biến, phổ biến đến mức ai cũng coi đó là chuyện bình thường và mặc nhiên chấp nhận. Điều đó khiến cho các cầu vượt cũng như hầm chui dành cho người đi bộ qua đường hoàn toàn vắng bóng người đi, trở thành nơi tá túc cho bọn bất hảo. Trong tổng số 1.700 vụ TNGT của Hà Nội năm 2015, có gần 150 vụ do lỗi của người đi bộ.

Tuy nhiên, cũng còn không ít ý kiến phân vân, cho rằng xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt lúc này là quá vội vàng. Bởi hệ thống giao thông của thành phố lúc này chưa đồng bộ, khiến người đi bộ không muốn vi phạm cũng buộc phải vi phạm.

Rất nhiều vỉa hè của đường phố hiện đang bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán, hay dùng làm chỗ gửi xe, đỗ xe, khiến người đi bộ không còn cách nào khác là phải tràn xuống lòng đường. Lúc đó, họ có bị phạt không khi lỗi không phải là do họ? Vả lại một khi vỉa hè đã bị chiếm dụng, thì số người buộc phải xuống lòng đường để lưu thông có đến hàng ngàn, phạt làm sao cho xuể?

Cũng tại rất nhiều tuyến phố hiện nay hoàn toàn không có cầu vượt hay hầm chui dành cho người đi bộ qua đường. Còn những nơi quy định dành cho người đi bộ thì cách nhau quá xa. Chính những điều đó đã gây bất tiện cho người đi bộ, khiến họ tặc lưỡi qua đường, nhất là khi không thấy bóng CSGT.

Một điều không thể không nói đến nữa là một khi đã tiến hành xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, thì để cho công bằng, lực lượng CSGT bắt buộc phải rải quân khắp các tuyến đường chứ không thể chỉ tuần tra như hiện tại nữa, vì người đi bộ có thể băng qua đường ở bất cứ chỗ nào. Còn nếu không làm được thế, thì sẽ lặp lại cảnh “Công an như gió, người đi bộ vi phạm như cỏ. Gió thổi qua, cỏ rạp xuống, gió lướt qua, cỏ lại ngỏng lên”.

 

 

 

 

 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm