| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 16/10/2013 , 11:18 (GMT+7)

11:18 - 16/10/2013

Phở, kem khó chen chân với táo…

Hãng nghiên cứu thị trường Interbrand vừa công bố bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất toàn cầu và thêm một lần nữa thương trường thế giới phải ghen tỵ với vị trí số 1 của Apple.

Hãng nghiên cứu thị trường Interbrand vừa công bố bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất toàn cầu và thêm một lần nữa thương trường thế giới phải ghen tỵ với vị trí số 1 của thương hiệu quả táo Apple.

Hãng công nghiệp nổi tiếng với điện thoại thông minh iPhone, máy tính bảng iPad khi giá trị thương hiệu của “táo” hiện vào khoảng 98,3 tỷ USD, dẫn đầu thế giới, vượt lên trên Google và Coca –cola đang chiếm vị trí lần lượt là số 2 và số 3 thế giới.

Báo cáo của Interbrand được đưa ra dựa trên một số yếu tố như hoạt động tài chính, lòng trung thành của khách hàng và vai trò của mỗi thương hiệu trong quyết định mua sắm của khách hàng. Đây không phải là lần đầu tiên, hai tên tuổi lớn trong làng công nghệ thông tin thế giới hiện nay là Apple và Google, chiếm lĩnh ngôi đầu trong các bảng xếp hạng giá trị thương hiệu các công ty lớn trên thế giới. Theo báo cáo từ trang BrandZ của hãng Millward Brown Optimor đưa ra hồi tháng 5/2013, Apple và Google cũng được xếp hạng là hai thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới.

Như để hòa cùng nhịp, ngay sau sự kiện quốc tế này, mới đây tại Việt Nam, Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) tổ chức hội thảo “Định giá doanh nghiệp, thương hiệu và tài sản vô hình trong mua bán sáp nhập (M&A)" doanh nghiệp tư nhân cũng có thể tìm cách định giá một số thương hiệu Việt có giá trị.

Tất nhiên, tầm tỷ “đô” thì đốt đuốc cũng không ra nhưng tầm triệu đô, thậm chí vài chục triệu đô không phải là hiếm. Có điều khi điểm danh xong thì các thương hiệu “triệu đô” này đã thuộc vào công ty ngoại từ lâu, chứ không thuộc sở hữu của ông chủ Việt nữa.

Trên thực tế, khi những thương hiệu bắt đầu được để ý, thay vì tiếp tục xây dựng và phát triển để nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp để thực sự trở thành một giá trị dồn tích bao gồm lịch sử hoạt động, hình ảnh trong mắt công chúng và danh tiếng, văn hóa làm việc, trình độ quản lý và khả năng tài chính thì các DN Việt lại nhanh chóng bán đi để kiếm lợi trước mắt.

Trường hợp tiêu biểu nhất là kem đánh răng Dạ Lan, “con cưng” của ông Trịnh Thành Nhơn - chủ Cty TNHH hóa mỹ phẩm Sơn Hải (từ năm 1993-1995 - chiếm tới 30% thị trường kem đánh răng Việt Nam, xuất khẩu sang cả Campuchia, Lào, Trung Quốc). Thế rồi, vài năm sau, giới đầu tư giật mình vì thương hiệu Dạ Lan được bán đứt cho Colgate Palmolive (Mỹ) với giá 3 triệu USD. Rất nhanh sau đó, liên doanh Colgate Palmolive - Sơn Hải tan vỡ, cái tên Dạ Lan mất tăm.

Chục năm sau, ông “Nhơn Dạ Lan” ngoại lục tuần, mang trong mình trọng bệnh, bất ngờ thấy đứa “con cưng” xưa bán “triệu đô” của mình nay sống vất vưởng, bị ruồng bỏ (quá 10 năm mà không ai đoái hoài gia hạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu), ông bỏ ra ít “triệu đồng” mang về, hì hụi “bồi dưỡng” những mong khôi phục lại tiếng thơm, nhưng mãi không được.

Hay gần đây nhất, là Phở 24 được Highlands Coffee mua với giá 20 triệu USD, ICP bán 85% cổ phần cho Marico (Tập đoàn Hàng tiêu dùng và dịch vụ của Ấn Độ) với giá trên 60 triệu USD…

Đó là những vụ mua bán có giá trị không nhỏ, nhưng xét ở nhiều góc độ đó vẫn chỉ là những vụ “bán lúa non”. Điều đáng nói hơn, chưa ai có thể khẳng định chắc chắn được rằng với số tiền hàng chục triệu “đô” thu được qua những thương vụ này có thể đảm bảo cho những thương gia nói trên xây dựng lại được thương hiệu, trường hợp đau xót của kem Dạ Lan đã xảy ra cả thập kỷ trước như vừa dẫn là một minh chứng.

Phải chăng đây là lý do cốt yếu khiến các thương hiệu Việt hầu như không thể chen chân vào top 100, thậm chí top 500 về giá trị thương hiệu toàn cầu trên thị trường thế giới, chứ đừng nói đến ngôi vương, ngôi hậu trên đỉnh của Apple, Google…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm