| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 22/06/2011 , 11:52 (GMT+7)

11:52 - 22/06/2011

Sự cầu thị đáng hoan nghênh

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định số 4931 chuyển việc thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư từ việc quy theo giá vàng 98% sang Việt Nam đồng (VND).

Cụ thể, TP Đà Nẵng tính quy đổi giá vàng 98% tại thời điểm 1/7/2007 là 1,26 triệu đồng/chỉ, và tùy theo từng thời gian trả, cách trả mà TP áp dụng các cách tính khác nhau, song tuyệt đối không còn quy tiền sử dụng đất ra vàng 98% như trước nữa.

Còn nhớ chuyện này từng gây tranh cãi mãi, khiến Bộ Tài chính rồi Thủ tướng phải can thiệp. Tranh cãi vì giá vàng đã tăng hơn bảy lần trong 10 năm qua khiến cho hàng ngàn hộ dân ở Sóc Trăng và Trà Vinh nợ tiền đất (quy ra vàng) phải oằn lưng trả mãi mà không hết nợ. Sau đó Thủ tướng đã tháo gỡ bằng yêu cầu tính theo VND.

 Thế nhưng hai địa phương là Đà Nẵng và Tiền Giang (Nông trường 26/6) vẫn áp dụng việc quy tiền đất ra vàng 98% và SJC đối với những hộ còn nợ.

Trong suốt thời gian qua nhiều lần những hộ dân đang phải trả nợ tiền đất theo giá trị của vàng đã lên tiếng kêu cứu. Đáng nói ở chỗ, họ chỉ “kêu” mà không dám kiện tụng ai vì ở giai đoạn trước chính họ đã cầm bút ký vào các bản hợp đồng cam kết trả nợ bằng vàng, nay rơi vào thế kẹt, lại “thấp cổ bé họng” nên chỉ còn nước kéo cày trả nợ mà mong về một phép màu là… giá vàng giảm mạnh!

Vì thế quyết định của Đà Nẵng được xác định là sự cầu thị cần thiết của chính quyền giúp giải tỏa bớt khó khăn cho người dân khi giá vàng liên tục tăng cao. Không lý gì khi Chính phủ đã “bật đèn xanh”, Bộ Tài chính đã thúc giục mà chính quyền còn chần chừ trước một chính sách có lợi cho dân, mà như tư tưởng Bác Hồ là “điều gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, điều gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh”.

Thêm nữa, sử dụng VND trong định giá, thanh toán còn là việc gương mẫu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, gương mẫu thực hiện các quy định về ngoại hối, từng bước xóa bỏ việc dùng vàng làm phương tiện thanh toán.

Hy vọng sẽ có thêm nhiều chính quyền tiếp tục “kiên quyết làm” nhiều hơn những việc có lợi cho dân như thế.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm