| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 19/10/2011 , 09:24 (GMT+7)

09:24 - 19/10/2011

Tại sao Bayer bị tuýt còi?

Ngày 13/10/2011, Cục BVTV đã gửi công văn số 1643/BVTV-CV cho Công ty TNHH Bayer Việt Nam yêu cầu công ty này ngay lập tức “không được sử dụng tên gọi biện pháp “ba tăng” trong các chương trình quảng bá, giới thiệu bộ sản phẩm thuốc hay dưới bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Lập luận của Cục BVTV là: Giải pháp 3 giảm 3 tăng trong thâm canh lúa không những là một TBKT được Bộ NN-PTNT công nhận từ năm 2006 và được Bộ đầu tư kinh phí lớn qua hệ thống khuyến nông để chuyển giao cho hàng triệu hộ nông dân, mà còn khác nhau cơ bản về nội dung.

Nội dung của “3 giảm 3 tăng” của Bộ NN-PTNT là giảm lượng giống, giảm phân đạm và giảm thuốc trừ sâu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, còn nội dung “3 tăng nhái” của Bayer là giảm giống, giảm phân đạm và…tăng sử dụng thuốc trừ sâu.

Không những Bayer nhái “3 tăng” trong chương trình khoa giáo của một số đài truyền hình mà còn sáng tạo hơn nhiều trong việc dụ nông dân dùng thuốc. Bằng việc đóng nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, kích thích sinh trưởng vào trong 1 thùng, cứ mỗi thùng dùng cho 1 ha theo quy trình có sẵn, lúc ngâm giống thì dùng thuốc gì, 7 ngày thì dùng thuốc gì, đẻ nhánh dùng thuốc gì, đòng trổ dùng thuốc gì … cho đến cong trái me hoe vàng thì dùng thuốc gì.

Tất tần tật cứ đến ngày là hòa thuốc mang bình đi phun, bất kể ruộng có sâu hay không có sâu, bệnh nhiều hay bệnh ít, cứ phun. Hơn thế nữa, trong thùng lại có quà khuyến mãi, có vé số trúng thưởng biết đâu thần tài gõ cửa, lại không cần học, không cần đọc chỉ cần làm theo và phun.

Không chỉ “anh Ba Bayer” (Cty Bayer có doanh số thuốc BVTV thứ nhì VN nên thường gọi là anh Ba) mà các anh Hai, Anh Tư, Anh Năm, chị Sáu … đều có những quy trình, bộ sản phẩm 2 trong 1, 3 trong 1, thậm chí n trong 1 mà mục đích là chỉ để nông dân phun thuốc càng nhiều thuốc càng tốt.

Thật ra việc Bayer và một số công ty khác áp dụng “IPM kiểu mới” đã 2 năm nay nhưng không hiểu sao các Chi cục BVTV lại không biết, thậm chí có nhiều quan chức ngành BVTV cùng xuất hiện trong các cuộc hội thảo, cùng tham gia diễn giả trong các chương trình truyền hình trực tiếp nên công cuộc quảng bá cho IPM kiểu mới càng hiệu quả, thậm chí có quy trình còn được in hoành tráng trong tài liệu khuyến nông.

Hôm kia đi giữa Đồng Tháp Mười mênh mang nước lụt thấy hàng nghìn nông dân lóp ngóp cùng lúa. Hôm qua vào thăm bạn ở bệnh viên ung bướu thấy bệnh nhân sắp lớp như cá mòi. Và hôm nay ngồi đọc bản tổng kết của một Cty thuốc BVTV hàng em út có lợi nhuận hàng chục tỷ đồng, phần khó khăn có viết "do từ năm ngoái đến nay tình hình dịch hại trên cây trồng giảm đáng kể”.

Hóa ra mọi việc có quan hệ mật thiết với nhau hơn mình tưởng!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm