| Hotline: 0983.970.780

Tập trung nguồn lực cải tạo "cây 2 tỷ đô"

Thứ Sáu 19/12/2014 , 09:12 (GMT+7)

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Điều là cây trồng lợi thế của VN, cần được phát huy để nâng cao khả năng cạnh tranh./ XK điều 2015 sẽ vượt mốc 2 tỷ USD

Tại Hội nghị phát triển điều bền vững ngày 18/12 tại Bình Phước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu quyết liệt thực hiện ghép cải tạo vườn điều, nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa năng suất điều VN đạt trên 2 tấn/ha.

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Năm nay, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành điều khi kim ngạch XK đạt 2 tỷ USD (cao nhất từ trước đến nay). Nhưng nghịch lý, dù kim ngạch XK cao nhưng nông dân trồng điều vẫn còn khó khăn do năng suất thấp, nguyên liệu trong nước lại không đáp ứng đủ nhu cầu, nhập khẩu nguyên liệu thô chiếm tới hơn 50%.

Vì thế, hội nghị này chúng ta phải đánh giá lại tình hình sản xuất, chế biến, XK hạt điều; xác định những nguyên nhân và giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển. Sau cuộc họp này, chúng ta sẽ cùng hành động quyết liệt để trong một thời gian ngắn sẽ có những chuyển biến căn bản, đem lại lợi ích lớn hơn, thiết thực hơn cho bà con nông dân và các DN liên quan đến ngành điều.

Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Mặc dù ngành điều có bước phát triển vượt bậc, luôn đứng hàng đầu trong các nước XK điều của thế giới; nhưng những năm gần đây phát triển thiếu ổn định, quy mô diện tích giảm (từ 2005 – 2014 giảm 122,2 nghìn ha), chất lượng vườn điều thấp (giống thực sinh chiếm 65,6%), tỷ lệ già cỗi, sâu bệnh cao (29,5%). Hiện năng suất điều khoảng 1,17 tấn/ha, chỉ tương đương với 25 – 30 triệu đồng/ha.

Riêng năm 2014, VN phải nhập tới 2/3 điều nguyên liệu từ các nước châu Phi và một số nước Đông Nam á (0,8 triệu tấn/1,2 triệu tấn nguyên liệu chế biến). Về chế biến XK, VN có tới 90,1% DN có quy mô nhỏ, chưa có mối liên kết với người trồng điều.

Cụ thể hơn tại địa phương, ông Nguyễn Văn Trăm – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (tỉnh có diện tích điều lớn nhất nước với 184.000 ha), cho biết: Mặc dù điều là cây XK nông sản chủ lực của tỉnh (sản lượng chiếm 40% cả nước, kim ngạch 130 triệu USD); tuy nhiên những năm gần đây, cây điều bị cạnh tranh gay gắt của các loại cây trồng khác (cao su, hồ tiêu), diện tích già cỗi nhiều (26.400 ha), điều trồng hạt chiếm tới 80% (108.000 ha), điều kiện giao thông khó khăn, vốn đầu tư hạn chế khiến thu nhập trung bình của người trồng điều chưa cao.

Trước thực trạng này, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Điều là cây trồng lợi thế của VN cần được phát huy để nâng cao khả năng cạnh tranh. Bộ NN-PTNT và các địa phương sẽ phối hợp, quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng, mang lại lợi ích cao hơn cho nông dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa năng suất điều bình quân trên 2 tấn/ha. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là ghép cải tạo vườn điều bằng cách hướng dẫn nông dân dùng chính những cây điều năng suất cao trong vườn để thực hiện ghép trẻ hóa.

Đây là giải pháp không cần đầu tư lớn nhưng giúp rút ngắn quá trình tăng năng suất, chất lượng vườn điều; đồng thời vẫn đảm bảo cho nông dân có nguồn thu đều đặn trong quá trình cải tạo (một số mô hình ghép cải tạo vườn điều ở Bù Gia Mập Bộ trưởng đi thăm cho năng suất trên 4 tấn/ha). Bộ trưởng cho rằng: “Đây là con đường khôn ngoan và hiệu quả nhất hiện nay”.

Về lâu dài, Bộ trưởng yêu cầu các viện nghiên cứu thuộc Bộ phải nhanh chóng chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao cho từng khu vực để phổ biến cho nông dân. Quyết liệt thực hiện Thông tư 18 của Bộ về quản lý giống, không để giống trôi nổi lưu hành; đồng thời xây dựng vườn điều giống đầu dòng ở cấp quốc gia cho từng vùng sinh thái.

Bộ trưởng chỉ đạo trong Quý I/2015, Cục Trồng trọt và Cục BVTV phải ban hành tiêu chí và quy trình bình chọn cây đầu dòng; quy trình thâm canh, ghép cải tạo vườn điều. Bộ trưởng cũng yêu cầu điều chỉnh lại dự án khuyến nông theo định hướng trên nhằm hướng dẫn nông dân ghép cải tạo, trẻ hóa vườn điều nhanh và bền vững.

“Sau cuộc họp, ban chỉ đạo phát triển điều phải họp ngay để thực hiện các nội dung công việc nêu ra tại hội nghị này”, Bộ trưởng nói.

Cấp kinh phí thực hiện 100 mô hình ghép cải tạo trong năm 2015

Tại hội nghị, ông Đặng Hoàng Giang – Phó Chủ tịch Hiệp hội điều VN (Vinacas) đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí từ khuyến nông để mỗi năm Vinacas tiếp tục tăng thêm 100 điểm ghép cải tạo cho nông dân. 

Trước đề nghị này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của Vinacas trong thời gian qua đã chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân ghép trẻ hóa vườn điều; đồng thời Bộ trưởng đồng ý cấp cho Vinacas 1 tỷ đồng để thực hiện 100 mô hình điều ghép trong năm 2015.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm