| Hotline: 0983.970.780

Tháng 5 trên nhà giàn DK1

Thứ Hai 22/05/2017 , 16:10 (GMT+7)

PV NNVN đã ghi lại nhiều hình ảnh xúc động của ngày mới trên nhà giàn DK1/9 Ba Kè trên vùng biển phía tây nam của Tổ quốc...

Chiều ngày 4/12/1990, một cơn bão mạnh cấp 12 càn quét qua vùng biển tây nam nước ta, đúng vào giai đoạn nhà giàn DK1/3 đang xây dựng. Sóng lớn cao tới 15m trùm lên, nhà giàn bị nghiêng và lắc dữ dội song các anh em chiến sỹ vẫn kiên cường bám trụ. Nhưng rồi sức người có hạn, nhà giàn đổ, cuốn trôi toàn bộ 8 cán bộ, chiến sĩ xuống biển…

Theo chân đoàn công tác số 12 do ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm trường đoàn ra thăm Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 trên tàu HQ 571 (Vùng 4 Hải quân) từ ngày 10 đến 20/5/2017, PV NNVN đã ghi lại nhiều hình ảnh xúc động của ngày mới trên nhà giàn DK1/9 Ba Kè trên vùng biển phía tây nam của Tổ quốc.

Để đáp ứng yêu cầu phòng thủ và bảo vệ vùng biển phía tây nam của đất nước, bên cạnh các nhà giàn thế hệ cũ (được xây dựng từ khoảng 1990-1995), từ năm 2012 trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư xây dựng thêm các nhà giàn thế hệ mới có quy mô lớn hơn nhiều so với nhà giàn cũ trên các khu vực bãi Huyền Trân, Ba Kè, Phúc Tần, Quế Đường… (Trong ảnh: Nhà giàn DDK1/9 ở bãi Ba Kè nhìn từ Tàu HQ571).
Kể từ khi có nhà giàn thế hệ mới, nhà giàn cũ chủ yếu là nơi phục vụ công tác hậu cần, tăng gia SX của cán bộ chiến sỹ đóng quân trên nhà giàn.
Nhà giàn cũ được kết nối với nhà giàn mới bằng một cầu treo rất vững chắc, tạo thành một cụm nhà giàn liên kết với nhau.
Trên nhà giàn, hệ thống pin năng lượng mặt trời được tận dụng lắp đặt khắp nơi, đủ phục vụ cơ bản cho nhu cầu của cán bộ chiến sỹ trên nhà giàn.
Mặc dù không gian chật hẹp, tuy nhiên các cán bộ chiến sỹ trên nhà giàn đã nỗ lực tận dụng tối đa không gian để tăng gia SX, nhất là trồng rau xanh trong thùng xốp.
Các loại rau xanh trồng trên nhà giàn hết sức đa dạng, từ rau muống, mồng tơi, rau cải… cho tới các loại rau thơm gia vị như lá mơ, chanh, sung… đủ phục vụ nhu cầu rau xanh cơ bản tại chỗ cho cán bộ chiến sỹ.
Nhà giàn mới có kết cấu trụ thép vững chắc, bão cấp 12 vẫn không hề bị rung lắc.
Tại nhà giàn DK1/9, chúng tôi đã gặp Trạm trưởng, Trung tá Bùi Xuân Bổng (quê quán xã Ứng Hòa, Hà Tây), người đã may mắn sống sót trong vụ sập nhà giàn DK1/3 tháng 12/1990. Vào chiều ngày 4/12/1990, một cơn bão mạnh cấp 12 càn quét qua vùng biển tây nam, đúng vào giai đoạn nhà giàn DK1/3 đang xây dựng. Sóng lớn cao tới 15m trùm lên, nhà giàn bị nghiêng và lắc dữ dội song các anh em vẫn kiên cường bám trụ. Nhưng rồi sức người có hạn, nhà giàn đổ, cuốn trôi toàn bộ 8 cán bộ, chiến sĩ xuống biển. Trôi nổi một ngày, một đêm trên biển, lực lượng cứu hộ cuối cùng chỉ cứu được 5 người (trong đó có Trung tá Bổng), 3 đồng đội của ông đã mãi mãi nằm lại giữa lòng biển khơi. 26 năm kể từ đó, ông Bổng vẫn bám trụ tại các nhà giàn KD trên vùng biển tây nam cho tới hôm nay. (Trong ảnh: Đoàn công tác trên tàu HQ 571 làm lễ thả hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã hi sinh trong quá trình xây dựng nhà giàn).

Trong khuôn khổ chuyến công tác, đồng chí Lê Mạnh Hà cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa phương đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà cho cán bộ chiến sỹ trên các đảo: Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Đá Tây, Núi Le, Tiên Nữ, An Bang. (Trong ảnh: Lãnh đạo đoàn công tác làm lễ chào cờ tại đảo Trường Sa Lớn và thị sát công trình âu neo đậu tàu cá tại đảo Đá Tây).

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Sớm quy hoạch vùng nuôi hàu tự phát ven biển

Trà Vinh Nuôi hàu tự phát mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, nhưng cũng gây khó khăn trong quản lý an toàn giao thông đường thủy và ảnh hưởng đến môi trường.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm