| Hotline: 0983.970.780

Tháng 5 trên nhà giàn DK1

Thứ Hai 22/05/2017 , 16:10 (GMT+7)

PV NNVN đã ghi lại nhiều hình ảnh xúc động của ngày mới trên nhà giàn DK1/9 Ba Kè trên vùng biển phía tây nam của Tổ quốc...

Chiều ngày 4/12/1990, một cơn bão mạnh cấp 12 càn quét qua vùng biển tây nam nước ta, đúng vào giai đoạn nhà giàn DK1/3 đang xây dựng. Sóng lớn cao tới 15m trùm lên, nhà giàn bị nghiêng và lắc dữ dội song các anh em chiến sỹ vẫn kiên cường bám trụ. Nhưng rồi sức người có hạn, nhà giàn đổ, cuốn trôi toàn bộ 8 cán bộ, chiến sĩ xuống biển…

Theo chân đoàn công tác số 12 do ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm trường đoàn ra thăm Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 trên tàu HQ 571 (Vùng 4 Hải quân) từ ngày 10 đến 20/5/2017, PV NNVN đã ghi lại nhiều hình ảnh xúc động của ngày mới trên nhà giàn DK1/9 Ba Kè trên vùng biển phía tây nam của Tổ quốc.

Để đáp ứng yêu cầu phòng thủ và bảo vệ vùng biển phía tây nam của đất nước, bên cạnh các nhà giàn thế hệ cũ (được xây dựng từ khoảng 1990-1995), từ năm 2012 trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư xây dựng thêm các nhà giàn thế hệ mới có quy mô lớn hơn nhiều so với nhà giàn cũ trên các khu vực bãi Huyền Trân, Ba Kè, Phúc Tần, Quế Đường… (Trong ảnh: Nhà giàn DDK1/9 ở bãi Ba Kè nhìn từ Tàu HQ571).
Kể từ khi có nhà giàn thế hệ mới, nhà giàn cũ chủ yếu là nơi phục vụ công tác hậu cần, tăng gia SX của cán bộ chiến sỹ đóng quân trên nhà giàn.
Nhà giàn cũ được kết nối với nhà giàn mới bằng một cầu treo rất vững chắc, tạo thành một cụm nhà giàn liên kết với nhau.
Trên nhà giàn, hệ thống pin năng lượng mặt trời được tận dụng lắp đặt khắp nơi, đủ phục vụ cơ bản cho nhu cầu của cán bộ chiến sỹ trên nhà giàn.
Mặc dù không gian chật hẹp, tuy nhiên các cán bộ chiến sỹ trên nhà giàn đã nỗ lực tận dụng tối đa không gian để tăng gia SX, nhất là trồng rau xanh trong thùng xốp.
Các loại rau xanh trồng trên nhà giàn hết sức đa dạng, từ rau muống, mồng tơi, rau cải… cho tới các loại rau thơm gia vị như lá mơ, chanh, sung… đủ phục vụ nhu cầu rau xanh cơ bản tại chỗ cho cán bộ chiến sỹ.
Nhà giàn mới có kết cấu trụ thép vững chắc, bão cấp 12 vẫn không hề bị rung lắc.
Tại nhà giàn DK1/9, chúng tôi đã gặp Trạm trưởng, Trung tá Bùi Xuân Bổng (quê quán xã Ứng Hòa, Hà Tây), người đã may mắn sống sót trong vụ sập nhà giàn DK1/3 tháng 12/1990. Vào chiều ngày 4/12/1990, một cơn bão mạnh cấp 12 càn quét qua vùng biển tây nam, đúng vào giai đoạn nhà giàn DK1/3 đang xây dựng. Sóng lớn cao tới 15m trùm lên, nhà giàn bị nghiêng và lắc dữ dội song các anh em vẫn kiên cường bám trụ. Nhưng rồi sức người có hạn, nhà giàn đổ, cuốn trôi toàn bộ 8 cán bộ, chiến sĩ xuống biển. Trôi nổi một ngày, một đêm trên biển, lực lượng cứu hộ cuối cùng chỉ cứu được 5 người (trong đó có Trung tá Bổng), 3 đồng đội của ông đã mãi mãi nằm lại giữa lòng biển khơi. 26 năm kể từ đó, ông Bổng vẫn bám trụ tại các nhà giàn KD trên vùng biển tây nam cho tới hôm nay. (Trong ảnh: Đoàn công tác trên tàu HQ 571 làm lễ thả hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã hi sinh trong quá trình xây dựng nhà giàn).

Trong khuôn khổ chuyến công tác, đồng chí Lê Mạnh Hà cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa phương đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà cho cán bộ chiến sỹ trên các đảo: Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Đá Tây, Núi Le, Tiên Nữ, An Bang. (Trong ảnh: Lãnh đạo đoàn công tác làm lễ chào cờ tại đảo Trường Sa Lớn và thị sát công trình âu neo đậu tàu cá tại đảo Đá Tây).

Xem thêm
Sẵn sàng đối mặt với cao điểm xâm nhập mặn

Sẵn sàng đối mặt với cao điểm xâm nhập mặn. Việt Nam xuất khẩu gần 10 nghìn tấn chè trong tháng đầu năm. Câu lạc bộ Đờn ca tài tử tập luyện phục vụ Festival muối 2025. Giá heo hơi lập đỉnh mới.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

TS Nguyễn Văn Thịnh - Trưởng Bộ môn Điều tra và quản lý rừng bền vững, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình để đạt hiệu quả cao nhất.

Chuyện những nông dân đi đầu trồng lúa giảm phát thải với Matsuda Organic

Hậu Giang Những người nông dân tiên phong đã chứng minh rằng, sử dụng phân bón hữu cơ không chỉ giúp cây lúa khỏe mạnh, chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà còn mang lại lợi nhuận cao.

Bình luận mới nhất