| Hotline: 0983.970.780

Tháng củ mật, lo mất “đầu cơ nghiệp”

Thứ Ba 19/01/2010 , 10:26 (GMT+7)

Nạn trộm cắp đang khiến người nuôi trâu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc mất ăn mất ngủ.

Niềm vui khi con trâu cuối cùng còn sót lại sau đợt rét năm 2007 sinh nghé con chưa được bao lâu thì nỗi buồn lại ập tới gia đình anh Trần Văn Thọ bởi trâu mẹ bị dắt trộm. Nạn trộm cắp khiến người nuôi trâu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc mất ăn mất ngủ.

Ban ngày có mặt ở thôn Lúc Hạ, nhưng chúng tôi thấy những đàn trâu vẫn bị nhốt chặt trong chuồng, con nào con đấy gầy giơ xương. Ông Lâm Văn Trần- trưởng thôn cho biết, mấy tháng giáp Tết tình trạng mất cắp nhiều, thêm đợt rét đậm ập đến nên người dân buộc phải lùa trâu về chuồng. Lúc Hạ có gần nghìn con trâu, thành ra việc trông coi đàn gia súc càng khổ.

Đi sâu vào thôn, chúng tôi gặp gia đình anh Thọ vừa mất trâu mẹ, anh nhớ lại: “Khi được báo không nhìn thấy trâu trong rừng, tôi vội chạy lên ngay nhưng tìm mãi chỉ thấy nghé con đang lồng lộn vì khát sữa. Lần theo dấu chân trâu còn mới đi xuống phía sau núi, đoán là vừa bị dắt trộm, vội chạy về nhà huy động anh em ra chặn tất cả các ngả đường và thông báo lên loa truyền thanh nhưng vẫn không kịp”.

Tiếc đứt ruột, tài sản có giá trị nhất trong gia đình bị mất cắp, mấy ngày nay anh Thọ bỏ cả đồng áng đi khắp các lò mổ trong tỉnh với hi vọng tìm được trâu. Ở nhà, vợ con anh lại một lần nữa chăm chút từng thìa cháo, lọn cỏ cho nghé con với hy vọng nó không gục ngã vì khát sữa. Ngoài đồng, trong khi các gia đình khác đang tất bật làm đất vụ đông xuân, thửa ruộng nhà anh Thọ gốc rạ vẫn mọc lởm chởm vì không có trâu cày.

Ông Lê Văn Cửu, Trưởng công an huyện Tam Đảo: “Chúng tôi đã thành lập nhiều chuyên án truy quét tội phạm, trong năm 2009 đã bắt và xử lý hình sự hai đối tượng trộm trâu. Để hạn chế tình trạng này, đặc biệt là những ngày giáp Tết chính quyền thôn, xã cần phối hợp với người dân nâng cao cảnh giác”.

Cùng cảnh ngộ với gia đình anh Thọ, vợ chồng ông Trần Văn Làm gần 70 tuổi, cái tuổi chân yếu, mắt mờ, chẳng còn biết làm gì khác ngoài việc chăn dắt đàn trâu. Thế nhưng bọn trộm cũng chẳng tha cho ông bà, nước mắt lưng tròng ông kể cho chúng tôi nghe về việc một con trâu nhà ông không cánh mà bay. Trước hôm bị mất cắp, bọn trộm đã vào tận chuồng nhà ông “hỏi thăm” đàn trâu. “Không an tâm hôm sau nhà tôi gọi lái buôn vào định bán con trâu đẹp nhất đi để lấy tiền xây hàng rào. Họ trả không được giá nên chưa bán, lại lùa trâu lên rừng. Hai hôm sau lái buôn khác đến hỏi, nhà tôi lên lùa về thì thấy mất tăm”.

Dẫn chúng tôi ra chuồng nhìn những con trâu chỉ còn da bọc xương ông Làm buồn rầu: “Mấy ngày trước chúng vẫn còn béo núc, giờ nhốt trong chuồng thiếu thức ăn chúng mới như vậy. Nhìn đàn trâu xuống mã không phanh xót của lắm nhưng đành chịu”. Giữa trưa, thời tiết bớt lạnh ông Làm lùa đàn trâu ra quả đồi trọc sau nhà, đuổi chúng chạy vài vòng cho đỡ cuồng cẳng rồi lại lùa vào chuồng. Ông tính đợi khi nắng lên sẽ lùa đàn trâu vào rừng vỗ béo cho được giá rồi bán cả đàn.

Tháng củ mật, những năm gần đây năm nào những xã dưới chân núi Tam Đảo cũng xảy ra tình trạng như vậy. Bọn trộm thường bắt những con trâu thuần, biết cày, kéo gần gũi với con người hoặc những con trâu to, béo bán được giá. Nhiều nhà trong thôn rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan- giữ thì sợ mất trộm, bán trâu thì những người suốt đời chỉ biết dựa vào “đầu cơ nghiệp” biết làm gì để kiếm sống?

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm